Đẹp

Top 10 cách chọn góc chụp ảnh đẹp tạo dáng cho nam, nữ sáng tạo độc lạ

Top 10 cách chọn góc chụp ảnh đẹp tạo dáng cho nam, nữ sáng tạo độc lạ: Một tấm hình đẹp giúp bạn lưu giữ được những khoảnh khắc đáng nhớ cho những năm tháng về sau. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng biết cách chụp ảnh khiến nhân vật chính đẹp, khung cảnh kỳ diệu hơn. Theo dõi bài viết này, chúng ta sẽ biết được các cách chọn góc chụp ảnh đẹp.

Top 10 cách chọn góc chụp ảnh đẹp tạo dáng cho nam, nữ sáng tạo độc lạ

1. Cách chọn góc chụp ảnh đẹp cho nam, nữ độc đáo

1.1. The medium shot (góc chụp trung cảnh)

Góc chụp ảnh trung cảnh được lựa chọn nhiều, đặc biệt với những bức ảnh lưu giữ những phong cảnh đẹp. Người chụp sẽ lấy góc từ đầu gối hoặc phần eo của người được chụp lên đến đỉnh đầu. Áp dụng các cách chụp hình đẹp khi đi du lịch sẽ đem đến cho người xem cảm nhận được được thần thái của nhân vật trong ảnh đang thả hồn vào khung cảnh.

Types of Shots in a Film: Building a Shot List

Chụp ảnh chọn góc trung cảnh (Nguồn: 2sao.vietnamnetjsc.vn)

1.2. Close-up (góc chụp cận cảnh)

Cách chọn góc chụp ảnh đẹp này được phân chia thành 2 loại, đó là cận cảnh rộng thì chụp từ ngực của người trong ảnh trở lên và cận cảnh hẹp thì lấy hình từ cổ trở lên. Chụp ảnh gần sẽ cho cái nhìn chi tiết, lộ rõ các đường nét và cảm xúc của nhân vật. Chủ yếu cách chụp này thường được thực hiện bằng những chiếc máy ảnh chuyên nghiệp DSLR và tập trung vào một chủ thể chính để lột tả các nét đặc biệt, còn khung cảnh làm nền.

Cận cảnh dàn nữ sinh sở hữu góc nghiêng hút hồn, phong cách chụp ...

Góc chụp Close-up (Nguồn: cloudfront.net)

1.3. The long shot (góc chụp toàn cảnh)

Nhiều người vẫn thích cách chụp lấy toàn cảnh của các loại máy ảnh du lịch tiện lợi, nhận hết vẻ đẹp của địa điểm nơi mình đã đi qua từ đó giúp chủ nhân bức ảnh lưu giữ được kỷ niệm một cách chân thực nhất. Ảnh sẽ được chụp từ xa để có góc nhìn rộng bao quát toàn bộ cảnh vật xung quanh, có thể có người trong ảnh hoặc không. Bạn có thể tham khảo các loại Filter máy ảnh chụp phong cảnh để tạo hiệu ứng nghệ thuật.

Người xem có thể cảm nhận được cuộc sống, những điều đã diễn ra trong cuộc đời của nhân vật trong ảnh. Những bức ảnh nghệ thuật theo chủ đề cũng sử dụng cách chụp này khá phổ biến với nội dung là cả câu chuyện thực tế dài.

TOP 9 địa điểm chụp hình đẹp ở Singapore hot nhất Instagram

Chụp ảnh với góc toàn cảnh (Nguồn: farm6.staticflickr.com)

1.4. Dutch angle (góc chụp nghiêng)

Cách chọn góc chụp ảnh đẹp lấy tấm hình nghệ thuật thì đừng quên lựa chọn cách chụp lấy góc nghiêng. Với khung cảnh, bạn có thể lột tả được vẻ đồ sộ, kì diệu của địa điểm tham quan. Đối với người việc chụp ảnh nghiêng, chỉnh kiểu đứng hay ngồi chụp còn giúp nhân vật ăn gian được chiều cao đáng kể.

Khi người chụp lấy góc nghiêng ở phạm vi gần sẽ mang đến bức ảnh chân thực về tâm trạng và cảm xúc của nhân vật. Như niềm vui khôn xiết, nỗi buồn, sự lo lắng hay đau khổ khiến người xem cảm nhận chi tiết và đồng cảm.

Liên quan:   5 bước chăm sóc da mặt nam giới đánh bay mụn đậu đen

Tám góc chụp ảnh cơ bản cho cả ma cũ và ma mới | 50mm Vietnam

Góc chụp Dutch angle (Nguồn: vietnamnetjsc.vn)

1.5 Low angle (góc chụp thấp)

Khi người chụp lựa chọn góc ảnh thấp tức là nhân vật sẽ lớn hơn so với bình thường, các chi tiết rõ nét hơn. Chụp từ phía dưới hất lên trên sẽ cảm nhận được thần thái của nhân vật chính, khung cảnh xung quanh sẽ làm nền. Bên cạnh đó, góc chụp này cho cảm giác thân hình, khuôn mặt của nhân vật thanh thoát hơn nhiều.

Nhiều nhân vật nổi tiếng cũng yêu thích cách chụp này để lột tả được tầm ảnh hưởng, sức vóc. Người xem sẽ cảm nhận được không khí đã diễn ra thông qua bố cục của tấm hình.

Những bức ảnh ưa thích nhất năm 2011 – Dat Tran

Góc chụp ảnh thấp mang tới hình ảnh nhân vật sống động (Nguồn: file.hstatic.net)

1.6. High angle (góc chụp cao)

Góc chụp từ trên cao xuống khá thú vị khi nhân vật chính sẽ trở nên yếu đuối khi thu nhỏ lại. Cho thấy con người nhỏ bé so với cảnh vật xung quanh, chủ yếu người chụp muốn thể hiện sự hùng vĩ của thiên nhiên, địa điểm cụ thể nào đó. Nhiều bạn nữ rất thích cách chụp này nó vừa bắt trọn được khoảnh khắc tự nhiên lại thể hiện vẻ nữ tính cần được che chở.

Chụp từ góc độ này tạo ra cái nhìn mới lạ, không còn nhàm chán khi chụp theo kiểu truyền thống. Làm phong phú thêm album ảnh của bạn, một ngày nào đó bạn sẽ cảm thấy thích thú khi lật lại các tấm hình tinh nghịch này.

Tám góc chụp ảnh cơ bản cho cả ma cũ và ma mới | 50mm Vietnam

Góc chụp high angle (Nguồn: lomography.com)

1.7. The extreme close-up (góc chụp đặc tả)

Một trong những cách chọn góc chụp ảnh đẹp không thể thiếu đó là góc đặc tả. Cách chụp này sẽ lấy nét chính là nhân vật, đồ vật, sự vật nào đó làm chính và thể hiện nó một cách rõ nét, chi tiết nhất. Người xem không chỉ nhìn rõ được chủ thể trong tấm hình mà còn cảm nhận được ý nghĩa của sự sắp xếp này.

Bạn có thể thấy trong các album ảnh cưới có các tấm hình chụp nhẫn đôi, hai bàn tay cô dâu chú rể đan vào nhau, hoa cưới. Có thể người chụp làm mờ hoặc sử dụng hiệu ứng lấy khung cảnh xa để làm nổi bật chủ thể ở giữa. Bạn có thể cân nhắc tới việc sử dụng ống kính macro nếu yêu thích góc chụp này.

Các góc máy chụp ảnh đẹp, sáng tạo - quayphimhanoi.vn

Góc chụp The extreme close-up (Nguồn: bhphotovideo.com)

1.8. The over the shoulder (góc chụp qua vai)

Cách chọn góc chụp ảnh đẹp qua vai của người trong ảnh cũng đồng thời lột tả được vẻ đẹp của cảnh vật, khung cảnh hay một sự kiện đang diễn ra. Muốn lấy được tấm hình đẹp từ góc này thì bạn phải tìm ra được mối liên kết giữa người và vật để đưa vào bên trong ảnh. Ngoài ra, việc chọn được vị trí đủ gần và chính xác để quan sát và lấy cảnh đúng rất quan trọng.

Người xem có thể cảm nhận được nội dung trong tấm hình, tâm trạng, hành động và thậm chí cả suy nghĩ của nhân vật. Bạn có thể sở hữu được những bức ảnh biết nói nếu lựa chọn góc chụp này.

Vị trí và góc - bí kíp chụp ảnh đẹp bằng Smartphone không thể bỏ ...

Góc chụp over the shoulder (Nguồn: 50mm.vn)

2. 20 quy tắc chọn góc chụp ảnh đẹp biến bức hình trở thành một tuyệt tác

2.1 Quy tắc một phần ba

Với quy tắc này, bạn sẽ chia khung hình thành 9 phần đều, xuất hiện 2 đường kẻ dọc và 2 đường ngang. Những chiếc máy ảnh mirrorless hiện đại và điện thoại thông minh có tính năng thông minh này, bạn chỉ cần vào tùy chỉnh để chọn lựa. Bạn có thể đặt cảnh vật, nhân vật chính dọc theo một hay nhiều đường kẻ hoặc nằm ở nơi giao nhau của các đường kẻ.

Tuy nhiên, áp dụng quy tắc đặt cảnh vật vào góc một phần ba của khung hình thì sẽ nghệ thuật hơn. Nếu bạn đặt chủ thể vào chính giữa thì lại ra cách chụp truyền thống, không có gì đặc biệt. Với cách chụp này, người xem không chỉ hiểu về sự vật, hiện tượng có trong hình mà còn cảm nhận được nội dung, diễn biến và tâm trạng thể hiện bên trong.

Ví dụ bạn chụp chiếc cây cổ thụ lớn nằm trên vùng đất trống, cảnh mặt trời đang lặn dần xuống núi. Bạn áp dụng nguyên tắc một phần ba thì chỉnh cái cây nằm ở góc một phần ba bên dưới của khung hình. Như vậy, bức ảnh trông sẽ cuốn hút hơn rất nhiều.

10 quy tắc về bố cục trong nhiếp ảnh - VnReview - Tư vấn

Quy tắc chụp hình một phần ba khung cảnh (Nguồn: www.quayphimhanoi.vn)

2.2 Quy tắc bố cục trung tâm và đối xứng

Bạn có thể sử dụng quy tắc bố cục trung tâm để chụp ảnh một cảnh vật, chủ đề chính nào đó đặt vào chính giữa khung hình. Hoặc bạn cũng có thể đặt chủ thể lệch sang bên nhưng lại lấy được hình ảnh phản chiếu qua hồ nước hay mặt kính tạo sự đối xứng độc đáo. Người chụp sẽ đứng xa, lấy khung hình rộng theo hình vuông hoặc chữ nhật.

Liên quan:   Tăng cường sức khoẻ nhờ chăm sóc sức khoẻ bằng thực phẩm dinh dưỡng

6 kỹ thuật nhiếp ảnh không thể thiếu khi chụp bằng Smartphone | Sforum

Quy tắc chụp ảnh cảnh vật đối xứng nhau (Nguồn: trithucvn.net)

2.3. Quy tắc bố cục tiền cảnh và chiều sâu

Bạn có thể sử dụng tiền cảnh thêm vào khung hình để tạo cảm giác chiều sâu đáng kể, qua đó bức hình sẽ sinh động và cuốn hút hơn nhiều. Cảnh vật được đặt phía trước sẽ được hiển thị  rõ nét, chân thực, khung cảnh phía sau cũng lấy được hết nội dung. Ví dụ bạn chụp thác nước đang đổ vào mùa mưa, tiền cảnh là các tảng đá.

Bố cục trong nhiếp ảnh, những quy tắc không thể bỏ qua

Quy tắc bố cục tiền cảnh và chiều sâu (Nguồn: trithucvn.net)

2.4 Quy tắc tạo khung

Các nhiếp ảnh gia thường xuyên sử dụng quy tắc khung trong trung để chụp ảnh để tạo nên nét khác biệt cho bức hình. Từ đó có thể khắc họa được chiều sâu của cảnh vật, người xem sẽ cảm nhận hết được vẻ đẹp bên trong.

Bạn có thể tìm các đồ vật như cành cây, mái vòm, khung cửa để làm khung hình thứ nhất. Sau đó sẽ chọn góc chụp chủ thể bên trong, vậy là bạn có được khung hình thứ 2 bắt trọn được nội dung của khung cảnh. Các tấm hình sẽ hiển thị chân thực và nghệ thuật hơn với cách chụp này.

2.5. Quy tắc đường thẳng

Quy tắc này thì người chụp sử dụng chi tiết, cảnh vật, đồ dùng nào đó để làm đường dẫn theo hình thẳng tới chủ thể chính. Cách chụp này hấp dẫn ánh nhìn của người xem vào điểm chính. Sử dụng khung cảnh, cách đối cứng của môi trường xung quanh để khiến nhân vật chính nổi bật.

Bố cục trong nhiếp ảnh, những quy tắc không thể bỏ qua

Quy tắc chụp ảnh đường thẳng (Nguồn: tinhte.cdnforo.com)

2.6. Quy tắc đường chéo và tam giác

Nhiếp ảnh gia hay có những góc chụp ảnh thần thánh mà ít người biết đến, như kiểu chụp đường chéo và tam giác. Quy tắc này tạo cho bức ảnh thêm phần lôi cuốn và kịch tính.

Ví dụ chụp một người đang điều khiển xe xuống dốc, sẽ tạo cảm giác hồi hộp và gay cấn khi theo dõi. Bạn có thể tham khảo chân máy ảnh của thương hiệu Benro để tạo góc chụp thật đẹp đem lại tấm hình nghệ thuật.

20 quy tắc PHẢI NHỚ để bức ảnh bạn chụp trở nên đẹp hơn (P2)

Chụp hình theo quy tắc tam giác và đường chéo (Nguồn: s3-ap-southeast-1.amazonaws.com)

2.7. Quy tắc hoa văn bề mặt

Con người thường bị cuốn hút bởi các chi tiết được thiết kế cầu kỳ, các đường nét hoa văn tinh xảo. Nhiều thợ chụp ảnh rất yêu thích việc áp dụng quy tắc chụp hoa văn, có thể do bạn từ tạo ra các đồ dùng sắp xếp với nhau hay cảnh tự nhiên như các bông hoa đan xen trên cây lớn. Hoa văn tạo ra sự tinh tế, điểm nhấn khiến bức ảnh hài hòa và đẹp mắt.

2.8. Quy tắc số lẻ

Với quy tắc này thì trong khung hình sẽ có nhiều chủ thể, không phải độc nhất một vật chính. Theo đó, các đối tượng sẽ được xuất hiện với số lẻ mà không phải số chẵn vì theo quan niệm từ xa xưa số chẵn khiến người xem phân tâm khi không biết tập trung vào điều gì.

Số lẻ sẽ tạo ra cá thể nổi bật và riêng biệt, điều hướng người xem chú ý vào nét đặc trưng và cảm nhận nội dung của tấm hình truyền tải. Ví dụ trong khung cảnh trên đồi cỏ có 5 con hươu thì sẽ khiến người xem nhìn lần lượt từng con.

Quy tắc số lẻ – Ảnh Nghệ Thuật

Quy tắc số lẻ (Nguồn: hocviennhiepanh.com)

2.9. Quy tắc lấp đầy khung ảnh

Nhiều người muốn lấy trọn khung cảnh nhộn nhịp, đầy ắp cảnh vật, con người, đồ vật đặt bên trong một tấm hình. Nếu bạn đưa máy lên để chụp chủ thể nhất định nhưng thấy xung quanh có vẻ quá trống trải thì có thể điều chỉnh góc để không gian đầy đủ các thành phần hơn. Bạn có thể áp dụng quy tắc để chụp ảnh tập thể đẹp, lấy được đầy đủ mọi người.

QUY TẮC BỐ CỤC CHỤP ẢNH CHÂN DUNG, PHONG CẢNH CHUYÊN NGHIỆP - Wiki ...

Quy tắc lấp đầy khung ảnh (Nguồn: bustle.com)

2.10. Quy tắc chừa lại không gian trống

Quy tắc này thì người chụp sẽ để lại các khoảng không gian trống xung quanh chủ thể chính mà không tìm cách lấp đầy bởi sự vật, hiện tượng nào cả. Điều này giúp người xem ảnh nhìn vào nhân vật chính trong ảnh. Từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp và hướng mọi người tìm hiểu nhân vật bên trong khung hình.

Liên quan:   10 loại dầu xả chăm sóc tóc mềm mượt hơn

10 quy tắc chụp ảnh đẹp bằng điện thoại ai cũng nên nằm lòng - Báo ...

Chụp hình theo quy tắc chừa lại khoảng trống (Nguồn: v3.arena-multimedia.vn)

2.11. Quy tắc đơn giản và tối giản

Quy tắc này bạn có thể dễ dàng nhận thấy ở hầu hết các tấm hình được chụp bởi những người không chuyên. Nhiếp ảnh gia thi thoảng vô tình bắt trọn được khoảnh khắc tuyệt vời của sự vật sẽ tạo nên tấm hình độc đáo với góc chụp đẹp. Bạn không cần phải sắp xếp bố cục hay lựa chọn quy tắc nào cả. Sự đơn giản tạo nên sự đặc biệt của chủ thể, bạn có thể chụp cận ảnh hoặc zoom rõ cảnh vật để chụp.

Nhiếp ảnh tối giản

Quy tắc chụp ảnh tối giản (Nguồn: vuinhiepanh.com)

2.12. Quy tắc tách biệt chủ thể

Người chụp áp dụng quy tắc chụp tách biệt chủ thể ra khỏi khung hình sẽ thể hiện được nét đặc trưng, lột tả được tâm trạng, cảm xúc một cách chân thực nhất. Bức hình sẽ trở nên nghệ thuật khi người xem cần ngắm nhìn kỹ để cảm nhận được nội dung bên trong. Nhiều người sẽ thấy trong nhiếp ảnh không có bố cục nhưng thực ra người chụp đã sắp xếp rất kỹ.

Hướng dẫn cách chụp ảnh chân dung đẹp nhất có thể | OneLike Studio

Quy tắc tách biệt chủ thể (Nguồn: kenh14.vn)

2.13. Quy tắc thay đổi góc nhìn

Bạn có thể thay đổi góc chụp ảnh đẹp truyền thống như chụp chính diện, chụp lệch sang bên góc bằng cách chuyển sang chụp từ trên cao xuống, từ dưới lên hay chụp nghiêng. Để có được tấm hình ưng ý, các nhiếp ảnh còn sẵn sàng nằm ra đường, trèo lên tường cao để lấy được các cảnh đẹp, chi tiết độc đáo.

bo-cuc-nhiep-anh

Chụp hình theo quy tắc thay đổi góc nhìn (Nguồn: image1.ictnews.vn)

2.14. Quy tắc phối màu

Nhiều người thích kiểu phối màu tự nhiên hoặc đối lập hoàn toàn để tạo sự khác biệt của tấm hình. Màu sắc là yếu tố thường bị bỏ qua khi chụp ảnh và thể hiện câu chuyện bên trong, đặc biệt khi người chụp sẽ in ảnh đen trắng. Việc sử dụng nhiều gam màu sẽ khiến bức hình sống động hơn.

bo-cuc-nhiep-anh

Quy tắc phối màu (Nguồn: westudy.vn)

2.15. Quy tắc lựa chọn vị trí khoảng trống

Quy tắc này thì người chụp sẽ đặt khoảng trống ở phía trước của vật thể, tạo cảm giác nhân vật chính đang chuyển động lên phía trước. Hướng tầm nhìn của người xem đi tìm đích đến cuối cùng của vật thể. Các khoảng trống này tạo ra khoảng rộng rãi, nổi bật chủ thể bên trong và thể hiện được nội dung tấm hình.

bo-cuc-nhiep-anh

Quy tắc lựa chọn vị trí khoảng trống (Nguồn: bamoi.vn)

2.16. Quy tắc từ trái sang phải

Khi bạn đọc sách sẽ giở từ trái qua phải hay thói quen của con người thường thuận theo chiều kim đồng hồ. Vì thế quy tắc chụp ảnh từ trái sang phải ra đời, được nhiều thợ chụp ảnh áp dụng để tạo ra tấm hình đẹp và độc đáo. Bạn có thể sắp xếp chủ thể như hướng về phía trước hay di chuyển từ trái sang phải khung hình. Sử dụng máy ảnh tốt bạn sẽ có được bức hình rõ nét, màu sắc chân thực.

bo-cuc-nhiep-anh

Quy tắc từ trái sang phải (Nguồn: trithucvn.net)

2.17. Quy tắc cân bằng các yếu tố

Một quy tắc có vẻ khá truyền thống nhưng thực ra lại là cách sắp xếp phù hợp với nhiều suy nghĩ là việc cân bằng các yếu tố có trong khung hình. Khác với quy tắc 1/3 đặt chủ thể chính vào góc trái hay phải hoặc dưới khung hình thì cách chụp này sẽ cân bằng mọi cảnh vật.

Không để khoảng trống nào quá nhiều xuất hiện trong tấm hình mà sẽ tạo ra bố cục cân xứng, các chủ thể được đặt ở vị trí hợp lý, hài hòa. Ví dụ khung cảnh chụp người đang đứng trước tòa nhà thì nhiếp ảnh gia sẽ sắp xếp vị trí cho người và cảnh đều có mặt trong tấm hình.

bo-cuc-nhiep-anh

Quy tắc cân bằng các yếu tố (Nguồn: photozone.com.vn)

2.18. Quy tắc vị trí cạnh nhau

Bạn có thể đặt các vật thể, nhân vật cạnh sát nhau mang nghĩa tương đồng, bổ trợ hoặc đối nghịch nhau. Qua đó, bức hình sẽ thể hiện được một câu chuyện ẩn chứa bên trong mà người xem có thể tìm hiểu. Người chụp cần chọn đúng cảnh vật đẹp, tuy tĩnh lặng mà như biết nói khi xếp cạnh nhau sẽ thể hiện được đặc tính riêng nổi bật.

bo-cuc-nhiep-anh

Quy tắc vị trí cạnh nhau (Nguồn: baomoi.vn)

2.19. Quy tắc tam giác vàng

Quy tắc tam giác vàng sẽ chia khung hình thành nhiều phần với 1 đường chéo, 2 đường vuông góc với nhau đi qua 2 góc còn lại. Tạo ra hình tam giác, bạn sẽ đưa chủ thể vào phần này để chụp ảnh. Khi áp dụng cách này thì người chụp phải biết cách sắp xếp các cảnh vật hợp lý để thể hiện nội dung của khung hình một cách phù hợp.

bo-cuc-nhiep-anh

Quy tắc tam giác vàng (Nguồn: nhiepanh360.com)

2.20. Phá vỡ quy tắc, thỏa sức sáng tạo

Quy tắc được tạo nên từ lâu và sử dụng phổ biến nhưng đó là điều mà những người mới chụp ảnh muốn học hỏi. Còn với những nhiếp ảnh gia, những người đam mê có nhiều kinh nghiệm chụp thì họ sẽ thích sáng tạo với những góc nhìn, cách lấy cảnh mới lạ. Khác hoàn toàn so với những cách chụp truyền thống.

4 hình chụp Việt Nam vào top ảnh đẹp nhất thế giới - Địa điểm du ...

Thỏa sức chụp hình sáng tạo không theo quy tắc (Nguồn: techrum.vn)

Người chụp có thể thỏa thích tưởng tượng để tạo bố cục, viết lên nội dung cho khung cảnh trong bức hình. Qua đó, dẫn dắt người xem tìm hiểu và khám phá điều đặc biệt và thông điệp gửi gắm bên trong. Bài viết trên đây đã gửi tới quý bạn đọc các cách chọn góc chụp ảnh đẹp để tham khảo. Bây giờ bạn đã biết thêm được nhiều cách chụp ảnh và quy tắc hơn rồi phải không. Đồng thời đừng quên mua ngay những chiếc máy ảnh chất lượng, cho bức hình đẹp lưu giữ kỷ niệm nhé.

Được gắn thẻ ,