Hỏi đáp nghề Nails

Phun môi trước khi mang thai: Nên hay Không? Cần chú ý điều gì?

Mục lục bài viết

1. Nên phun môi trong những trường hợp nào? 

Phun môi được thực hiện bằng cách sử dụng đầu kim chuyên dụng có kích thước siêu nhỏ đưa mực vào lớp biểu bì ngay dưới da môi. 

Đây là giải pháp hữu hiệu để cải thiện sắc tố, giúp đôi môi trở nên tươi tắn, gợi cảm và đều màu hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với kỹ thuật làm đẹp này. 

Những trường hợp nên phun môi: 

Những trường hợp chống chỉ định: 

2. Hỏi đáp liên quan tới việc phun môi khi bầu bí 

Theo các bác sĩ chuyên khoa,  phụ nữ mang thai không nên trang điểm, đặc biệt là tô son. Những thành phần có trong mỹ phẩm sẽ không thực sự tốt cho mẹ và bé.

Chính vì vậy, để đảm bảo khuôn mặt không quá nhợt nhạt trong thời gian này. Nhiều chị em đã mách nhau đi phun môi collagen với mong muốn vừa có đôi môi đẹp mà lại an toàn tự nhiên. 

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp xung quanh vấn đề này. 

2.1. Có nên phun môi trước khi mang thai? 

Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào khẳng định phun môi trước khi mang thai gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai kỳ về sau. 

Theo các chuyên gia phun xăm, phun môi hoàn toàn có thể thực hiện trước khi mang thai bởi những nguyên nhân sau đây: 

2.2. Đang cho con bú xăm môi có được không? 

Nhiều chị em sau sinh đều mong muốn muốn lấy lại ngoại hình nhanh chóng. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp thẩm mỹ nào, thời điểm ra sao là điều cần phải lưu tâm.

Phun xăm chỉ tác động nhẹ trên da không ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ là quan điểm của nhiều người. Nhưng điều này không hoàn toàn đúng. 

Theo nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia sức khỏe, phun môi không được khuyến khích đối với các đối tượng như: người mắc bệnh tim mạch, huyết áp, phụ nữ mang thai…

Nguyên nhân được xác định là do phun xăm có thể ảnh hưởng tới cơ thể người mẹ. Bản chất mực xăm không có các thành phần độc hại. 

Tuy nhiên, nếu chẳng may thực hiện phun môi ở những cơ sở làm đẹp kém chất lượng thì tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. 

Thành phần của mực xăm có thể chứa chì và thủy ngân rất có hại cho cơ thể người mẹ. Ngoài ra, chế độ ăn uống sau khi phun xăm sẽ khác hơn so với bình thường. 

Người mẹ sẽ phải kiêng các thực phẩm cũng cấp nhiều chất dinh dưỡng như thịt bò, hải sản, rau muống, thịt gà…

Một trong số đó cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và nguồn sữa cho con bú. Như vậy, đối với câu hỏi “Đang cho con bú xăm môi có được không?” thì câu trả lời là KHÔNG. 

Nếu muốn thực hiện kỹ thuật làm đẹp này, chị em có thể chờ thêm khoảng 6 tháng. 

Lúc này cơ thể người mẹ gần như đã hoàn toàn hồi phục và bé bước vào giai đoạn cai sữa. 

2.3. Lỡ phun môi mới phát hiện có bầu thì phải làm thế nào? 

Nhiều chị em ở giai đoạn đầu thai kỳ chưa có dấu hiệu rõ ràng nên không hề biết mình đã mang thai mà vẫn thực hiện phun môi. 

Nếu rơi vào tình trạng như vậy thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. 

Hãy thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây:

3. Những điều lưu ý trước và sau khi phun xăm môi

Khi đã quyết định phun xăm, chị em cần lưu ý một vài điểm sau đây để vừa thẩm mỹ vừa đảm bảo an toàn: 

3.1. Lựa chọn địa chỉ phun xăm uy tín

Phun xăm không phải là phương pháp thẩm mỹ xâm lấn. Nhưng để thực hiện kỹ thuật này, cơ sở làm đẹp phải được sự cấp phép của Bộ y tế.

Lúc này, các yếu tố như: tay nghề của thợ phun xăm, nguồn gốc xuất xứ của mực xăm, trang thiết bị máy móc,…sẽ có sự kiểm định chặt chẽ về mặt chất lượng. 

Ngoài ra, hãy theo dõi những bình luận, chia sẻ của những người đã từng thực hiện kỹ thuật này để xác định cơ sở tốt nhất.

3.2. Chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Sau khi phun xăm, chế độ dinh dưỡng sẽ quyết định tới 50% kết quả. Cụ thể như sau:

Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng giàu vitamin như sữa tươi, cà rốt, sữa chua, cà chua, dứa,..

Ngoài ra, cần phải thực hiện chế độ ăn kiêng với các loại thực phẩm gây sẹo lồi và thay đổi sắc tố da như: thịt gà, thịt bò, hải sản, trứng gà, rau muống, đồ nếp…

3.3. Vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc đúng cách

Bên cạnh kỹ thuật phun xăm chuẩn thì cách chăm sóc và vệ sinh cũng vô cùng quan trọng. 

Rất nhiều trường hợp tự ý sử dụng các loại kem dưỡng, thuốc hoặc nguyên liệu từ tự nhiên bôi lên môi mà không hề tham vấn ý kiến của thợ phun xăm hay bác sỹ.

Điều này có thể dẫn tới những biến chứng không đáng có như sưng tấy, nổi mụn hoặc thậm chí là thay đổi màu sắc môi. 

🔔🔔🔔 PHẢI ĐỌC:

4. Các chị em nói gì về vấn đề xăm môi khi có bầu

Mỗi người sẽ có một ý kiến trái chiều về vấn đề phun môi khi bầu bí. Hãy theo dõi những bình luận của các chị em về vấn đề này nhé. 

Trong quá trình mang thai bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé cần được ưu tiên hàng đầu. Hy vọng, những thông tin được chia sẻ đã giúp các chị em hiểu hơn có nên phun môi trước khi mang thai hay không? Nếu thấy bài viết hữu ích hãy bấm nút like và share ngay dưới đây nhé. Chúc các chị em mẹ tròn con vuông! 

3 / 5 ( 2 bình chọn )