Góc nails

Mụn đỏ ở má do đâu? Cách điều trị mụn đỏ ở má

Mụn đỏ ở má do đâu? Cách điều trị mụn đỏ ở má - hoidapnails.com

Mụn đỏ ở má do đâu? Cách điều trị mụn đỏ ở má

Mục lục bài viết

1. Nguyên nhân gây mụn đỏ ở má

Mụn đỏ ở má là tình trạng không hiếm gặp. Biểu hiện là những nốt đỏ hoặc mụn đỏ rải rác hai bên má. Tình trạng mụn này không nguy hại cho sức khỏe nhưng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu và mất thẩm mỹ. Căn nguyên của mụn đỏ ở má phải kể đến như:

1.1. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn

Lỗ chân lông tắc nghẽn là nguồn cơn của mọi loại mụn - hoidapnails.com

Lỗ chân lông tắc nghẽn là nguồn cơn của mọi loại mụn

Hiện tượng lỗ chân lông bị tắc nghẽn xảy ra khi nang lông bị lượng lớn chất nhờn, bụi bẩn và tế bào chết bít kín dẫn đến viêm. Từ đó gây ra tình trạng mụn trứng cá. Ở mức độ nhẹ, mụn chỉ là những đốm nhỏ li ti như mụn đầu đen, mụn đầu trắng. Nếu không được chữa trị kịp thời, mụn sẽ phát triển thành thể nặng như mụn viêm, , .

1.2. Dị ứng mỹ phẩm

Trong mỹ phẩm có chứa rất nhiều thành phần hóa học có thể gây kích ứng da - hoidapnails.com

Trong mỹ phẩm có chứa rất nhiều thành phần hóa học có thể gây kích ứng dav

Trong mỹ phẩm có chứa rất nhiều thành phần hóa học có thể gây kích ứng đối với da nhạy cảm. Ở mức độ nhẹ, da mặt bạn sẽ nổi những nốt mụn cám li ti hai bên má, kèm theo đó có thể là nóng rát, sưng ngứa. Thông thường, tình trạng này sẽ xuất hiện 1 – 2 ngày sau khi sử dụng mỹ phẩm. Khi có những biểu hiện này bạn phải ngay lập tức ngừng dùng loại mỹ phẩm đó. Và đến gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị kịp thời.

1.3. Không vệ sinh da mặt sạch sẽ

Da mặt tích tụ bụi bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn đỏ ở má phát triển - hoidapnails.com

Da mặt tích tụ bụi bẩn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn đỏ ở má phát triển

Việc không vệ sinh da sạch sẽ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho vi khuẩn gây mụn có cơ hội sinh sôi và xâm nhập vào lỗ chân lông. Da mặt không được làm sạch hằng ngày sẽ nhanh bị lão hóa, chảy xệ, tàn nhang và nổi mụn.

1.4. Thay đổi hormone

Mụn rất nhạy cảm với sự thay đổi của hormone - hoidapnails.com

Mụn rất nhạy cảm với sự thay đổi của hormone

Thay đổi hormone là hiện tượng xảy ra trong thời kỳ dậy thì, mang thai hoặc kỳ kinh nguyệt do rối loạn nội tiết tố khiến các tuyến bã nhờn dưới da hoạt động mạnh hơn. Dầu nhờn tiết ra nhiều và nóng trong người khiến da trở nên nhạy cảm và dễ nổi mụn.

1.5. Dị ứng thời tiết

Mụn do dị ứng thời tiết không thể điều trị dứt điểm do cơ địa - hoidapnails.com

Mụn do dị ứng thời tiết không thể điều trị dứt điểm do cơ địa

Tình trạng nổi mụn ở má có thể do dị ứng thời tiết. Xuất phát từ việc rối loạn hệ miễn dịch, cơ thể sẽ sản sinh ra hàng loạt các tế bào bạch cầu để chống lại kích ứng của môi trường. Nếu do nguyên nhân này, mụn sẽ tự động lặn khi hết dị ứng. Tuy nhiên, việc chữa trị dứt điểm là không thể vì nó liên quan tới cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người.

1.6. Bệnh gan hoặc phổi

Các vấn đề về gan và phổi khi mắc phải sẽ biểu hiện ngay lên má, tiêu biểu là nổi mụn ở má. - hoidapnails.com

Các vấn đề về gan và phổi khi mắc phải sẽ biểu hiện ngay lên má, tiêu biểu là nổi mụn ở má.

Liên quan:   Phun môi trước khi mang thai: Nên hay Không? Cần chú ý điều gì?

Mụn xuất hiện nhiều ở má phải là biểu hiện của việc phổi đang gặp vấn đề bất thường. Bạn đang ho, cảm, đau họng hoặc viêm phổi. Còn nếu mụn xuất hiện nhiều ở má trái thì có thể chức năng gan của bạn bị suy yếu khiến hoạt động đào thải độc tố gặp trục trặc. Vì vậy, bạn nên chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của mình và tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ ngay nếu cần thiết.

1.7. Do thói quen sờ và nặn mụn trên má

Tay có chứa nhiều vi khuẩn có thể làm mụn bị nhiễm trùng nặng hơn - hoidapnails.com

Tay có chứa nhiều vi khuẩn có thể làm mụn bị nhiễm trùng nặng hơn

Bạn có biết trên tay mình có hàng triệu con vi khuẩn có thể gây hại cho da mặt của mình không? Việc đưa tay lên sờ má hay nặn mụn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, mụn nổi nhiều hơn và tình trạng mụn nghiêm trọng hơn.

2. Cách trị mụn đỏ ở má bằng công thức tự nhiên

Mụn đỏ ở má nếu ở thể nhẹ hoàn toàn có thể điều trị bằng những nguyên liệu tự nhiên. Những nguyên liệu này hoàn toàn thân thiện với làn da. Khi kiên trì sử dụng lâu dài còn có tác dụng dưỡng da cực kỳ tốt. Sau đây là một số công thức bạn có thể tham khảo.

2.1. Chanh tươi trị mụn đỏ ở má

Axit citric trong chanh có tác dụng kháng khuẩn - hoidapnails.com

Axit citric trong chanh có tác dụng kháng khuẩn

Axit citric trong chanh có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho điều trị mụn đỏ ở má. Bên cạnh đó, hàm lượng lớn vitamin C giúp làm sáng da và hạn chế sau điều trị.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 2 – 3 quả chanh, đem vắt lấy nước cốt.
  • Vệ sinh da sạch sẽ rồi dùng tăm bông chấm nước cốt chanh lên các nốt mụn.
  • Chờ khoảng 10 phút cho da mặt khô tự nhiên.
  • Cuối cùng, rửa lại bằng nước sạch.

Lưu ý

  • Chanh có chứa axit tự nhiên có thể khiến da bị mòn và dễ bắt nắng. Vì vậy, bạn không nên lạm dụng phương pháp này. Chỉ nên thực hiện 1 – 2 lần/tuần là đủ.

2.2. Muối trị mụn đỏ ở má

Muối có khả năng sát trùng da rất tốt - hoidapnails.com

Muối có khả năng sát trùng da rất tốt

Muối (NaCl) được sử dụng để trị mụn nhờ tính sát trùng và kháng khuẩn cao, tiêu diệt vi khuẩn làm tắc nghẽn nang lông, giảm sưng tấy và tăng khả năng hồi phục.

Cách thực hiện

  • Trộn muối và kem đánh răng theo tỉ lệ 1:1. Thành phần baking soda trong kem đánh răng khi kết hợp với muối sẽ hỗ trợ diệt khuẩn và giảm dầu nhờn, trị mụn cám và mụn đầu đen hiệu quả.
  • Rửa mặt sạch với nước ấm. Dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ hỗn hợp lên vùng má bị mụn.
  • Giữ yên khoảng 7 phút cho mặt nạ khô thì rửa lại với nước ấm.
  • Dùng đá lạnh để se khít lỗ chân lông.

Lưu ý

  • Muối có thể làm da bắt nắng, vì vậy chỉ nên áp dụng vào buổi tối và có biện pháp chống nắng khi ra ngoài.
  • Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ nhẹ để rửa mặt 3 – 4 lần/tuần.
  • Nên sử dụng kem đánh răng trắng để tránh các thành phần sát khuẩn quá mạnh có thể kích ứng da.

2.3. Khoai tây trị mụn đỏ ở má

Trong khoai tây có chứa rất nhiều dưỡng chất giúp làm giảm mụn đỏ ở má - hoidapnails.com

Trong khoai tây có chứa rất nhiều dưỡng chất giúp làm giảm mụn đỏ ở má

Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, khoai tây đã trở thành thực phẩm phổ biến nhất trên thế giới. Trong khoai tây có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho làn da. Hàm lượng dồi dào vitamin B6, vitamin C, kali và sắt là bí quyết giúp cải thiện tình trạng mụn và sẹo thâm vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Gọt vỏ 1 củ khoai tây rồi đem xay nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch sẽ da mặt, sau đó sử dụng khoai tây như mặt nạ trị mụn, đắp trực tiếp lên vùng má.
  • Thư giãn khoảng 20 phút. Cuối cùng rửa sạch lại với nước mát.

Lưu ý

  • Lựa chọn khoai tây tươi, không mọc mầm hoặc bị sâu bệnh
Liên quan:   5 cách trị mụn bằng kem đánh răng I Có nên dùng kem đánh răng trị mụn?

2.4. Mật ong trị mụn đỏ ở má

Mật ong có chứa axit amino có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn đỏ ở má - hoidapnails.com

Mật ong có chứa axit amino có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây mụn đỏ ở má

Mật ong có chứa axit amino có khả năng tiêu diệt vi khuẩn trên da và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn đỏ ở má. Ngoài ra, mật ong còn có chất chống oxi hóa, nuôi dưỡng làn da tươi trẻ, mịn màng.

Cách thực hiện

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ và xông hơi với nước ấm (70 độ C) khoảng 5 – 10 phút cho lỗ chân lông giãn nở.
  • Thoa mật ong lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng 2 – 3 phút.
  • Lưu lại mặt nạ trong 15 phút để các dưỡng chất thấm sâu.
  • Cuối cùng, rửa sạch mặt với nước mát.

Xem thêm: 

2.5. Trị mụn ở má bằng tỏi hiệu quả tức thì

Tỏi tươi có chứa nhiều allicin kháng khuẩn cực tốt - hoidapnails.com

Tỏi tươi có chứa nhiều allicin kháng khuẩn cực tốt

Tỏi tươi có chứa nhiều allicin, là chất có khả năng kháng khuẩn cao, giúp loại trừ vi khuẩn gây mụn, giảm mụn sưng đau và hỗ trợ lưu thông máu. Bên cạnh đó, tỏi còn có vitamin C, B6, slen, đồng và kẽm kháng viêm và làm lành vết thương ngoài da. Nếu bạn muốn trị mụn đỏ ở má, tỏi là một sự lựa chọn tuyệt vời.

Cách thực hiện

  • Bóc vỏ 1 tép tỏi tươi rồi cắt đôi.
  • Dùng mặt cắt chà nhẹ lên các nốt mụn đỏ trên má.
  • Đợi 5 – 10 phút cho các tinh chất ngấm vào da. Sau đó rửa lại với nước ấm.

Lưu ý

  • Tỏi có thể gây bỏng rát, mòn da. Vì vậy, nếu bạn có làn da mỏng và nhạy cảm thì nên cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp này.

2.6. Đu đủ trị mụn đỏ ở má

Ít người biết rằng, đu đủ cũng là một nguyên liệu trị mụn đỏ ở má cực kỳ hữu hiệu - hoidapnails.com

Ít người biết rằng, đu đủ cũng là một nguyên liệu trị mụn đỏ ở má cực kỳ hữu hiệu

Ít người biết rằng, đu đủ cũng là một nguyên liệu trị mụn cực kỳ hữu hiệu nhờ axit hydocy (AHA) và enzym papain quý giá. Trong đu đủ còn có chứa hàm lượng lớn vitamin A, giúp ức chế quá trình phát triển và hình thành mụn đỏ ở má nhanh chóng.

Cách thực hiện

  • Đu đủ gọt vỏ, xay nhuyễn thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Dùng hỗn hợp này như mặt nạ, đắp lên hai bên má và giữ khoảng 20 phút.
  • Khi cảm thấy da se lại, rửa sạch mặt với nước.

Lưu ý

  • Với công thức này, bạn nên sử dụng đu đủ xanh để phát huy tối đa khả năng loại bỏ tế bào chết và bã nhờn trên da.

2.7. Bột cám gạo trị mụn đỏ ở má

Cám gạo có thể tận dụng để trị mụn đỏ ở má và làm đẹp da - hoidapnails.com

Cám gạo có thể tận dụng để trị mụn đỏ ở má và làm đẹp da

Cám gạo là lớp bên ngoài của gạo, dạng bột mềm mịn. Trong cám gạo có chứa 10% axit phytic có tác dụng tẩy da chết nhẹ. Các vitamin B, E, canxi và kẽm cung cấp dinh dưỡng cho da giúp da luôn sáng khỏe và cân bằng độ ẩm. Có thể nói, cám gạo là nguyên liệu an toàn và công hiệu để trị mụn đỏ ở má.

Cách thực hiện

  • Hòa nước ấm vào bột cám gạo và trộn đều.
  • Sử dụng hỗn hợp đặc sệt thoa trực tiếp lên hai bên má bị mụn. Kết hợp massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu, đồng thời tẩy tế bào chết.
  • Để mặt nạ nghỉ khoảng 5 – 7 phút rồi rửa lại với nước lạnh.

Bạn có thể rửa lại với nước trà xanh để có hiệu quả tốt nhất. Duy trì thực hiện 2 – 3 lần/tuần, mụn sẽ khô lại và mờ đi nhanh chóng.

2.8. Nghệ trị mụn đỏ ở má

Tinh chất curcumin trong nghệ được biết tới như "thần dược" cho làn da - hoidapnails.com

Tinh chất curcumin trong nghệ được biết tới như “thần dược” cho làn da

Tinh chất curcumin trong nghệ được biết tới như “thần dược” cho làn da. Chất này có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm và làm sạch da nhẹ nhàng. Đồng thời curcumin cũng kích thích tái tạo da, làm lành và ngăn ngừa thâm sẹo.

Cách thực hiện

  • Nghệ tươi 1 củ, rửa sạch, gọt vỏ và giã nát lấy nước cốt.
  • Rửa sạch mặt rồi thoa trực tiếp nghệ lên vùng má bị mụn.
  • Lưu lại trên da 20 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm.
Liên quan:   Xem ngay 9 lý do khiến lỗ chân lông to | 9 cách trị lỗ chân lông to hiệu quả

Lưu ý

  • Nghệ tươi có chứa tinh dầu nghệ, tính nóng có thể gây hiện tượng bỏng rát nhẹ và kích ứng. Vì vậy, nếu bạn sở hữu da dầu hoặc da nhạy cảm thì có thể thay thế bằng tinh bột nghệ để đảm bảo an toàn cho làn da.

2.9. Dầu dừa trị mụn đỏ ở má

Dầu dừa có chứa axit liloleic giúp nhẹ nhàng loại bỏ vi khuẩn trên da - hoidapnails.com

Dầu dừa có chứa axit liloleic giúp nhẹ nhàng loại bỏ vi khuẩn trên da

Dầu dừa có chứa axit liloleic giúp nhẹ nhàng loại bỏ vi khuẩn trên da. Ngoài ra, còn được dùng để dưỡng ẩm, cân bằng quá trình bài tiết dầu nhờn. Một làn da sạch sẽ sẽ không có môi trường cho mụn phát triển. Từ lâu con người là biết cách .

Cách sử dụng

  • Hâm nóng dầu dừa trong lò vi sóng hoặc đun cách thủy.
  • Thoa dầu dừa lên hai bên má và massage nhẹ nhàng khoảng 10 phút.
  • Rửa sạch mặt lại với nước. Áp dụng 2 – 3 lần/tuần bạn sẽ thấy làn da trở nên sáng bóng và căng mịn rõ rệt.

3. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Đến khám với bác sĩ là điều cần thiết nếu tình trạng mụn của bạn ở thể nặng - hoidapnails.com

Đến khám với bác sĩ là điều cần thiết nếu tình trạng mụn của bạn ở thể nặng

Nếu tình trạng mụn của bạn ở thể nặng, mụn mọc dày và đã xuất hiện thâm, sẹo, hoặc việc áp dụng các phương pháp tự nhiên trên không có tác dụng với bạn. Vậy bạn nên đến khám bác sĩ da liễu ngay để được khám và tư vấn về tình trạng mụn cũng như liệu trình điều trị phù hợp.

Tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và nghiêm túc thực hiện lộ trình điều trị, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ được mụn đỏ ở má và lấy lại làn da mịn màng.

4. Lưu ý khi trị mụn đỏ ở má tại nhà

Trong quá trình điều trị mụn đỏ ở má, cần tuân thủ một số nguyên tắc sau để đạt được hiệu quả nhanh nhất và tốt nhất.

4.1. Bị mụn đỏ ở má nên ăn gì và không ăn gì?

Sau đây là một số thực phẩm NÊN và KHÔNG NÊN sử dụng khi trị mụn.

NÊN ĂN

KHÔNG NÊN ĂN

  • Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm có khả năng tăng cường sức đề kháng cho da, giúp ngăn ngừa mụn. Kẽm có nhiều trong hải sản, ngũ cốc, trứng, nấm,…
  • Rau củ và trái cây: Các loại trái cây có chứa nhiều vitamin giúp nuôi dưỡng da từ sâu bên trong. Đặc biệt, vitamin A, C, B5, sắt, canxi co nhiều trong những loại trái cây và rau củ có màu xanh đậm hoặc màu sắc sặc sỡ.
  • : Cá có chứa nhiều chất béo omega 3 có lợi cho sức khỏe và ngăn ngừa các loại mụn hiệu quả. Những loại có lượng omega 3 cao như: cá thu. cá ngừ, cá hồi,…
  • Uống nhiều nước: Nước giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và thanh lọc cơ thể, cung cấp độ ẩm cho da. Mỗi ngày nên duy trì cung cấp tối thiểu 2 lít nước.
  • Thực phẩm chứa tinh bột và đường: Việc tiêu thụ quá nhiều các chất này vừa kích thích sự phát triển của mụn, vừa không tốt cho cơ thể.
  • Sữa động vật (sữa bò): trong sữa bò có chứa hormone androgen hay chính là testosterone làm tăng tuyến bã nhờn dưới da, gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
  • Thực phẩm cay nóng, dầu mỡ: Các thực phẩm này khiến cơ thể bị nóng tróng. kích thích nổi mụn và làm tình trạng viêm sưng nặng hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn: trong cá hộp, thịt hộp, mì gói,… có chứa chất bảo quản. Khi tích trữ nhiều có thể làm cơ thể nhiễm độc và ảnh hưởng trực tiếp lên da.
  • Đồ uống có cồn, có ga và chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt).

4.2. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Thói quen sinh hoạt ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe da. Khi sức đề kháng của da tốt thì vi khuẩn gây mụn sẽ không có cơ hội phát triển.

Thói quen sinh hoạt hợp lý là điều kiện cần cho làn da khỏe mạnh - hoidapnails.com

Thói quen sinh hoạt hợp lý là điều kiện cần cho làn da khỏe mạnh

  • Vệ sinh da mặt thường xuyên để lỗ chân lông thông thoáng. Tuy nhiên không nên rửa mặt quá nhiều, ngược lại có thể làm viêm lỗ chân lông.
  • Vệ sinh các vật dụng tiếp xúc với da như khăn mặt, quần áo, chăn gối, điện thoại, khẩu trang,…
  • Bảo vệ da khỏi các tác động xấu từ môi trường như bụi bẩn hay tia UV bằng kem chống nắng và mũ, áo, khẩu trang.
  • Sinh hoạt điều độ: Không thức khuya và sử dụng đồ điện tử trong điều kiện thiếu sáng. Tập thể dục hằng ngày và giữ tinh thần thoải mái.

Điều trị mụn đỏ ở má không khó khi bạn nắm rõ được tình trạng của mình và duy trì lối sống lành mạnh phải không nào! Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn bổ sung được nhiều công thức trị mụn đỏ ở má vào cẩm nang làm đẹp của mình. Nếu muốn có thêm các kiến thức chuyên sâu về chăm sóc da hãy tham khảo ngay tại Học viện thẩm mỹ thẩm mỹ quốc tế SCI.

5 / 5 ( 1 bình chọn )

Được gắn thẻ