Tiệm nail

Cách tiết kiệm chi phí khi mở tiệm nail cho người kinh doanh

Cách tiết kiệm chi phí khi mở tiệm nail cho người kinh doanh: Do nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, mở cửa hàng nail đang là xu hướng kinh doanh được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Bài viết hôm nay, hoidapnails.com sẽ chia sẻ tới các bạn đọc về vấn đề mở cửa hàng nail cần bao nhiêu vốn? Cập nhật chi phí mở tiệm nail cho người kinh doanh.

Ngành nail đang là một trong những lĩnh vực kinh doanh được ưa chuộng hiện nay. Tuy nhiên, để khởi nghiệp thành công và cạnh tranh hiệu quả, việc tiết kiệm chi phí khi mở tiệm nail là điều vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết hữu ích để tiết kiệm chi phí, giúp bạn vững bước trên con đường kinh doanh.

Cách tiết kiệm chi phí khi mở tiệm nail cho người kinh doanh

Trước khi mở tiệm nail cần chuẩn bị những gì?

1.1 Xác định khách hàng mục tiêu

Khi bắt đầu kinh doanh bất kỳ sản phẩm, ngành nghề nào thì việc xác định khách hàng mục tiêu là vô cùng quan trọng. Phần lớn, nhiều người khi mới bắt đầu mở tiệm nail thường lựa chọn khách hàng một cách khá cảm tính. Ở đây, các bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng mà mình hướng tới là ai? Họ có đặc điểm, sở thích gì? Lưu ý gì? Phân khúc giá bạn định vị cho cửa hàng mình ở mức nào?

Bên cạnh đó, việc xác định khách hàng mục tiêu cũng sẽ là bước đệm quan trọng để bạn lựa chọn mặt bằng kinh doanh cửa hàng và phong cách trang trí hay lựa chọn nội thất, cơ sở vật chất.

Nail được xem là lĩnh vực làm đẹp có tính thẩm mỹ cao và khách hàng mục tiêu sẽ là các chị em phụ nữ trong độ tuổi từ 18-60 tuổi. Đặc biệt, phân khúc độ tuổi từ 22-45, tự chủ về kinh tế, thích làm đẹp và làm mới bản thân là nhóm khách hàng mục tiêu quan trọng.

Do đó, nếu các bạn mở tiệm nail ở khu vực đông người, đi lại thuận tiện nhưng tập trung nhiều nam giới như công trình xây dựng, công ty dầu, cơ khí,… thì kinh doanh sẽ khá khó khăn.

Đồng thời lĩnh vực kinh doanh này đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ. Khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ này sẽ là những người ít phải làm việc nặng. Thêm nữa, đối với một số ngành nghề đặc thù yêu cầu đôi tay cần phải cắt tỉa gọn gàng sạch sẽ như bác sĩ, y tá, đầu bếp,… cũng không phải là đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến.

Cách tiết kiệm chi phí khi mở tiệm nail cho người kinh doanh

1.2 Kiến thức, kinh nghiệm, tay nghề

Tiếp theo, một yếu tố không thể thiếu để bạn bắt đầu kinh doanh tiệm nail và quyết định có thành công hay không chính là kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề làm nail. Do đó, việc học làm nail cũng cần được đào tạo bài bản, các bạn cần trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và sau này có thể truyền đạt lại cho nhân viên của mình.

Đồng thời, bạn cần phải có kinh nghiệm thực tế đã đi làm tại các tiệm Nail trước đó. Điều này càng giúp bạn hiểu rõ về hoạt động của một tiệm nail cùng như trau dồi tay nghề của mình.

1.3 Giấy phép kinh doanh tiệm nail

Cuối cùng, để mở cửa hàng nail thì các bận cũng cần chuẩn bị giấy phép kinh doanh và một số giấy tờ khác liên quan khác như: giấy chứng nhận tốt nghiệp khóa học nail cơ bản hay nâng cao hoặc chứng chỉ hành nghề nail được cấp tại các trung tâm uy tín.

Nếu bạn không phải là người làm việc trực tiếp thì cần chứng minh được nhân viên hay một người nào đó cung cấp dịch vụ cho khách hàng là những người đã có chuyên môn và chứng chỉ hành nghề.

Liên quan:   Review 5 địa chỉ làm nail Cưmgar, Đắk Lắk đẹp và chất lượng nhất

1.4 Vốn đầu tư mở tiệm nail

Để mở tiệm nail, bạn cần có vốn đầu tư ban đầu để mua đồ dùng, trang thiết bị, thuê mặt bằng, và chi phí khác như quảng cáo, tiền lương cho nhân viên, và chi phí vận hành. Tùy vào khu vực và quy mô tiệm nail mà số tiền này có thể dao động từ vài nghìn đô la đến hàng trăm nghìn đô la.

Chi phí đầu tư để mở một tiệm nail có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm khu vực địa lý, quy mô kinh doanh, vị trí và thiết kế của tiệm. Một số chi phí đầu tư chính để mở một tiệm nail cơ bản bạn cần biết như Thuê/mua mặt bằng, Thiết bị và dụng cụ, Thiết kế nội thất, Quảng cáo và tiếp thị, Lương nhân viên… và khá nhiều chi phí phát sinh.

1.5 Vật liệu và sản phẩm của tiệm nail

Các vật liệu và sản phẩm cần thiết cho một tiệm nail cơ bản bao gồm: Sơn móng tay, Sơn móng chân, Bột cát, Sơn gel, Dụng cụ làm móng, Dầu dưỡng móng, Kem dưỡng da và Phụ kiện… Các sản phẩm và vật liệu trên còn có thể được bổ sung bởi các dịch vụ khác như làm thêm móng giả, ép cọng tóc, làm nối mi, v.v. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cung cấp của tiệm nail.

Cách tiết kiệm chi phí khi mở tiệm nail cho người kinh doanh

Vật liệu và sản phẩm của tiệm nail cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

An toàn: Vật liệu và sản phẩm sử dụng trong tiệm nail phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng và nhân viên. Ví dụ như sơn móng tay phải không chứa các hóa chất độc hại, các dụng cụ làm móng phải được khử trùng để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Chất lượng: Đảm bảo chất lượng cao, từ sơn móng tay đến các dụng cụ làm móng. Điều này sẽ giúp tiệm nail thu hút được nhiều khách hàng và tạo được uy tín trong ngành nghề.

Đa dạng: Tiệm nail cần phải cung cấp đa dạng sản phẩm và vật liệu để đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng. Nếu chỉ cung cấp một số lượng sản phẩm và vật liệu hạn chế, khách hàng có thể sẽ không hài lòng và không quay lại tiệm.

Hiệu quả: Đảm bảo hiệu quả, giúp cho quá trình làm móng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Ví dụ như sơn móng tay và móng chân nhanh khô, dụng cụ làm móng chính xác và dễ sử dụng.

Giá cả hợp lý: Vật liệu và sản phẩm trong tiệm nail nên có giá cả phù hợp với chất lượng và thị hiếu của khách hàng. Nếu giá cả quá cao, khách hàng có thể sẽ không muốn sử dụng tiệm, còn nếu giá quá rẻ, tiệm nail có thể mất đi lợi thế cạnh tranh vì không thể đảm bảo chất lượng.

Những bước để mở tiệm nail vốn ít lời nhiều

3.1 Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể khi mở tiệm nail

Đầu tiên, bạn phải lên ghi rõ những công việc sắp tới mà mình phải làm. Nghiên cứu chi tiết các ý tưởng kinh doanh có thực sự khả thi và xây dựng mục tiêu cụ thể cho các ý tưởng đó. Cần nắm rõ những điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ, những gì mà họ chưa tối ưu được. Tạo sự khác biệt và mới mẻ hơn các tiệm nail khác. Có kế hoạch rõ ràng cho việc quản lý nhân sự, tài chính, marketing và chăm sóc khách hàng. Hãy nghiên cứu thêm những công cụ có thể tối ưu những công việc trên. Từ đó, chuẩn bị nguồn lực đủ mạnh để thực hiện kế hoạch cách hiệu quả nhất.

3.2 Tối ưu những chi phí để bắt đầu mở tiệm nail

Sau khi đã lập kế hoạch thật chi tiết, bạn phải xem xét kỹ lưỡng những chi phí được liệt kê trong bảng kế hoạch. Những thiết bị máy móc tốn nhiều chi phí mà ít sử dụng thì nên loại bỏ. Sau này khi có lợi nhuận ổn định bạn sẽ đầu tư thêm. Cần đảm bảo tiệm nail hoạt động với đầy đủ những dịch vụ cơ bản, không thiếu dụng cụ và các trang thiết bị.

Liên quan:   Top 5 tiệm làm nail chất lượng nhất EaHleo - Đắk Lắk năm 2022

Thứ hai, bạn nên nêu ra những loại hàng hóa cần mua liên tục. Rất nhiều các mặt hàng sử dụng thường xuyên như: nước sơn móng tay, găng tay, khẩu trang, nước tẩy móng,…Tùy vào nguồn vốn bạn có mà chi tiêu hợp lý. Nếu mua quá nhiều trang thiết bị hiện đại bạn sẽ không đủ vốn để làm những việc tiếp theo. Có thể bổ sung cho mình một máy lọc không khí để dịu bớt mùi hóa chất trong tiệm nail.

3.3 Lựa chọn tên thương hiệu và slogan khẳng định chất riêng khi mở tiệm nail

Hiện nay có rất nhiều tên thương hiệu và slogan được đặt ra để khẳng định phong cách của tiệm nail. Có khi tên thương hiệu được đặt theo một dịch vụ độc nhất hay tên chủ sở hữu, đặt tên theo vị trí địa lý, khu vực mình đang thuê,… Tất cả các slogan và tên thương hiệu được tạo ra góp phần để khách hàng dễ nhớ và tạo sự khác biệt.

Muốn mở tiệm nail hiệu quả bạn cần tránh những tên doanh nghiệp khó phát âm, khó nghe hay những tên thương hiệu bằng tiếng anh khó đọc. Tùy vào tệp khách hàng mình hướng tới và khu vực mình thuê mà đặt tên cho phù hợp. Giữ cho tên thương hiệu mình thật đơn giản, dễ nhớ và mang thật nhiều ý nghĩa. Cần tránh hiện tượng trùng lặp tên và slogan cho tiệm nail.

3.4 Chọn mặt bằng phù hợp để mở tiệm nail

Nếu như nguồn vốn của bạn đủ mạnh thì có thể đặt tiệm nail của mình ở gần những trung tâm mua sắm. Mặc dù giá thuê đắt đỏ nhưng có thể thu hút được sự chú ý của nhiều đối tượng khách hàng. Hay những nơi có giao thông đông đúc nhiều người qua lại. Bạn sẽ không mất nhiều chi phí cho quảng cáo mà khách hàng cũng có thể nhìn thấy bạn. Cần lưu ý là mặt bằng phải phụ thuộc vào quy mô, kích thước, không gian hướng tới.

Còn nếu như bạn muốn tiết kiệm hơn thì không nên đầu tư vào mặt bằng quá đắt đỏ. Quan trọng là đáp ứng được những nhu cầu và tiêu chí mà bạn đưa ra. Mặt bằng đủ rộng sẽ giúp bạn làm được rất nhiều việc và mang về nhiều nguồn doanh thu.

Cách tiết kiệm chi phí khi mở tiệm nail cho người kinh doanh

Ví dụ như:

Mở lớp đào tạo cho những bạn trẻ có đam mê với nghề nail. Từ đó chọn lọc ra được những cá nhân xuất sắc và giữ lại họ cho tiệm của bạn

Hướng tới dịch vụ kép như: Tiệm nail kết hợp với salon tóc, hay thiết kế một quầy bar sang trọng để các quý cô chụp hình sống ảo và trong lúc chờ làm dịch vụ có thể gọi cho mình ly nước chất lượng.

Nail kết hợp với massage thư giãn: Đây là kiểu dịch vụ được rất nhiều chủ tiệm nail hướng tới. Một chiếc ghế massage được thay thế cho một chiếc ghế nail bình thường. Khách hàng vừa có thể làm nail vừa có thể được massage thoải mái

Quan trọng nhất khi mở tiệm nail là cần nghiên cứu xem sẽ có bao nhiêu đối thủ xung quanh. Từ đó đưa ra những chiến lược hợp lý để cạnh tranh và thu hút khách hàng. Trang trí mặt bằng mang màu sắc riêng của bạn và phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình hướng tới.

3.5 Bán sản phẩm để có thêm thu nhập khi vừa mới mở tiệm nail

Phần lớn tiệm nail rất khó kiếm được nhiều lợi nhuận chỉ bằng việc làm nail. Ngoài các dịch vụ chính nên kinh doanh thêm các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, kem dưỡng da, dầu dưỡng móng,…Có thể trưng bày thêm những màu sơn hay miếng dán móng tay. Bằng những cách đó bạn vừa tối ưu doanh thu hiệu quả vừa giúp khách hàng mang về những sản phẩm ưa thích của họ tại tiệm nail. Cần có nhà cung chất lượng đảm bảo cung cấp lâu dài. Dành ra không gian nổi bật để khách hàng có thể nhìn thấy dễ dàng và được tư vấn chất lượng nhất.

Liên quan:   Đánh giá, xếp hạng 7 Địa chỉ làm nail đẹp và chất lượng nhất Gò Công, Tiền Giang năm 2021

3.6 Marketing và chăm sóc khách hàng hiệu quả

Bạn vừa mới mở tiệm nail sẽ có rất ít khách hàng biết tới bạn. Đa số là người thân, bạn bè, và những người hàng xóm xung quanh sẽ đến ủng hộ. Bạn cần chuẩn bị cho tiệm nail một quy trình chăm sóc khách hàng hiệu quả trên tất cả các kênh. Có những chiến thuật marketing hợp lý để khách hàng biết đến bạn nhiều hơn. Đảm bảo rằng bạn sẽ ghi đầy đủ thông tin chi tiết về tiệm nail của mình khi quảng cáo.

Có thể thấy ngành làm đẹp quan trọng là tính truyền miệng của khách hàng. Càng có nhiều thông tin tốt về tiệm nail của bạn, bạn càng có được vị trí trong lòng khách hàng. Miễn là bạn chăm sóc khách hàng một cách chu đáo nhất, tận tâm phục vụ, dịch vụ tốt thì khách hàng cũng sẽ giới thiệu bạn bè đến với tiệm nail của bạn.

3.7 Trên tất cả nhân viên chất lượng vẫn là quan trọng nhất khi mở tiệm nail

Khả năng đào tạo con người là rất quan trọng đối với chủ tiệm nail. Trước và sau khi mở tiệm nail, nhân viên mới cần được đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm mà bạn tích lũy được. Bên cạnh đó, bạn phải cho họ biết sứ mệnh và giá trị mà mình mang đến cho khách hàng. Đào tạo họ thành những người có chuyên môn cao, có tâm với nghề bạn sẽ mang về một lượng khách hàng lớn cho mình.

Những kỹ thuật viên có kinh nghiệm lâu năm với nghề sẽ là đầu tàu khi bạn vắng mặt. Ngoài ra, họ có thể mang về nguồn doanh thu khi đào tạo thêm những bạn trẻ có đam mê với nghề nail. Từ đó bạn có thể giữ lại những học viên xuất sắc khi nhân viên rời đi tìm kiếm cơ hội mới. Hãy có những mức lương cụ thể và xứng đáng với từng giá trị mà nhân viên mang lại. Yếu tố con người quyết định rất lớn sự thành công của một doanh nghiệp. Muốn phát triển bền vững cần đào tạo họ thành những người có tâm với nghề.

Cách tiết kiệm chi phí khi mở tiệm nail cho người kinh doanh

3.8 Chuyển đổi số ngành nail

Không giống như những ngành làm đẹp khác, nghề nail ít áp dụng công nghệ để chuyển đổi số. Họ cho rằng phục vụ đủ tốt là khách hàng cũ sẽ tới và khách hàng mới sẽ có. Thế nhưng muốn phát triển vượt bậc, mở rộng quy mô phải áp dụng cách chuyển đổi số. Từ đó mới tối ưu cho mình những cách vận hành tiệm nail, lại tích hợp được những cách chăm sóc khách hàng và marketing hiệu quả. Thêm nữa là việc bảo mật thông tin an toàn dữ liệu khách hàng sẽ được đảm bảo. Và còn rất nhiều những tính năng khác hỗ trợ tối ưu chi phí khi mở tiệm nail,…

Phương pháp quản lý truyền thống chỉ là cách tạm thời cho các tiệm nail và rất mất thời gian. Việc áp dụng chuyển đổi số sẽ tiết kiệm được chi phí, công sức, thời gian, tiền bạc,…Vậy làm cách nào để chuyển đổi số hiệu quả và tiết kiệm chi phí mở tiệm nail?

Kết Luận

Mở tiệm nail thành công không chỉ phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ mà còn phụ thuộc vào việc quản lý chi phí hiệu quả. Áp dụng những bí quyết trên đây sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa lợi nhuận và gia tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường nail đầy sôi động. Hãy bắt đầu hành trình kinh doanh của bạn với sự sáng suốt và tinh thần học hỏi không ngừng!

Xem thêm: