Góc nails, sự kiện

Cách bảo vệ sức khoẻ khi làm nail cho mọi người

Cách bảo vệ sức khoẻ khi làm nail cho mọi người: Nghề Nail là một nghề thẩm mỹ đang ngày càng được ưa chuộng. Tuy nhiên, việc tiếp xúc thường xuyên với hóa chất có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho thợ nail. Bài viết này của hoidapnails sẽ hướng dẫn bạn những cách thức hiệu quả để bảo vệ sức khỏe khi làm nail, đảm bảo an toàn cho bản thân và mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Khi làm nghề nail ắt hẳn ai cũng đã lường trước những tác nhân gây hại cho sức khỏe mà nó mang lại. Vì các hóa chất có trong sơn móng, màu vẽ và các dung dịch như acetone liquid, bụi móng mà người thợ nail phải tiếp xúc hằng ngày đều có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể. Đặc biệt là khi làm việc lâu dài.

Cách bảo vệ sức khoẻ khi làm nail cho mọi người

Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta lại bỏ qua một ngành công nghiệp đầy tiềm năng phát triển chỉ vì nhược điểm này. Bởi lẽ công việc nào cũng có mặt trái của nó, điều chúng ta cần làm chính là giảm thiểu rủi ro này xuống mức thấp nhất. Bài viết sau sẽ giúp bạn khắc phục và bảo vệ thật tốt sức khỏe của mình.

Tại sao cần bảo vệ sức khỏe khi làm nail?

Nghề Nail mang đến thu nhập tốt và cơ hội phát triển sự nghiệp. Tuy nhiên, việc tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất như sơn móng tay, gel, dung dịch tẩy rửa… có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe cho thợ Nail.

Vì vậy, việc chủ động bảo vệ sức khỏe là điều cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân, tránh các bệnh về da, hô hấp, thậm chí là ung thư. Bên cạnh đó, một thợ nail khỏe mạnh, tinh thần thoải mái sẽ có thể làm việc hiệu quả hơn, sáng tạo hơn, mang đến cho khách hàng những bộ nail đẹp và dịch vụ chất lượng.

Liên quan:   Kem Dưỡng Da Palmer's ngăn ngừa lão hóa cho làn da trẻ trung tươi sáng

Cách bảo vệ sức khoẻ khi làm nail cho mọi người

Cách bảo vệ sức khỏe cho người làm nghề nail

1. Các hóa chất gây hại đến người làm nghề nail

Đối với người làm nghề nail chuyên nghiệp chắc chắn đều trải qua quá trình tìm hiểu và sử dụng các loại hóa chất cần thiết. Bên cạnh đó là thành phần có trong các sản phẩm nail như nước sơn, bột vẽ, bột đắp đều có nguy cơ gây hại. Những chất độc này có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều hình thức, ví dụ như:

Vô tình hít phải bụi móng hay các thành phần hóa học đang bay trong không khí. Điều này thường xảy ra với loại sản phẩm dạng lỏng như nước sơn móng, acetone…

Sản phẩm dính vào tay rồi dùng tay chà sát vào mắt.

Chất độc bám vào đồ ăn, ly nước, đầu ống hút.

Điều này là nguyên nhân gây những căn bệnh liên quan đến phổi, đường hô hấp, mắt và da.

Mức độ gây hại tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và tần suất tiếp xúc với hóa chất, thời gian gây bệnh có thể nhanh hay chậm. Tuy nhiên nhìn chung thì đây đều là điều mà chúng ta có thể phòng tránh được.

Cách bảo vệ sức khoẻ khi làm nail cho mọi người

2. Hướng dẫn hạn chế độc hại cho người làm nghề nail

Dưới đây là những chia sẻ của các chuyên gia hàng đầu dành cho người trong ngành. Nhờ có nó mà chúng ta sẽ tự tin hơn với công việc của mình.

Liên quan:   Tuyển tập mẫu nail 2021 DỄ PHỐI ĐỒ

Sử dụng sản phẩm ít chất độc, đặc biệt cân nhắc về các sản phẩm “3 – không” an toàn cho sức khỏe: Không Toluene – Không Formaldehyde – Không Dibutyl phthalate. Cũng như các loại sản phẩm free – acid (không chứa acid).

Xem kỹ các hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, đối với những bạn mới học làm nghề nail nên dùng dưới sự giám sát của giảng viên.

Lắp đặt hệ thống thông hơi, máy lọc không khí trong môi trường làm việc. Điều này sẽ hạn chế tối đa chất độc cũng như làm mất mùi đặc trưng của salon.

Cách bảo vệ sức khoẻ khi làm nail cho mọi người

Thường xuyên vệ sinh và thay bộ lọc không khí.

Không nên thiết kế tiệm nail với không gian kín, nên có cửa sổ để mở 24/24.

Luôn đeo khẩu trang, găng tay và thay đổi mỗi lần làm dịch vụ.

Ngoài ra điều mà người làm nghề nail chuyên nghiệp cần quan tâm để bảo vệ sức khỏe của mình chính là cách bảo quản các loại hóa chất.

Đựng hóa chất dạng lỏng trong chail thủy tinh có nắp đậy, ghi tên sản phẩm rõ ràng dễ thấy để tránh nhầm lẫn.
Đậy chặt nắp chai khi không dùng đến để không bị bay hơi, bay mùi. Việc này cũng sẽ giúp duy trì chất lượng sản phẩm.

Trang bị thùng rác bằng kim loại có nắp đậy kỹ kín vì bạn sẽ không biết được trong mỗi miếng bông gòn, móng giả đã qua sử dụng có bao nhiêu chất độc còn sót lại.

Chỉ dùng một lượng hóa chất vừa đủ cho mỗi lần làm dịch vụ.

Vệ sinh, sát khuẩn tay thật kỹ trước khi ăn, uống hoặc hút thuốc để hạn chế vi khuẩn theo miệng đi vào cơ thể. Không để thức ăn trong khu vực làm việc, nếu có thì phải đảm bảo chúng đã được che đậy thật kỹ.
Nếu có vết thương hở trên cơ thể, hãy chăm sóc và che chắn chúng hoàn toàn trong suốt quá trình làm việc cho đến khi lành hẳn.

Liên quan:   Tuyển tập MẪU NỐI MI THỊNH HÀNH VÀ PHONG CÁCH

Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng bảo vệ sức khỏe thợ làm nail

Bên cạnh các biện pháp phòng ngừa tại nơi làm việc, việc duy trì thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho người thợ Nail

Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch. Người thợ Nail nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Uống đủ nước: Nước giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng: Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ để tăng cường sức đề kháng. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ.

Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hệ hô hấp và hệ miễn dịch.

Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Thực hiện các bài tập yoga, thiền định để thư giãn tinh thần.

Khám sức khỏe định kỳ: Nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và có biện pháp điều trị kịp thời.

Kết luận

Làm Nail là một nghề mang lại thu nhập và niềm vui cho nhiều người. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và khách hàng, người thợ Nail cần trang bị kiến thức về các nguy cơ tiềm ẩn và áp dụng các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hãy luôn quan tâm đến sức khỏe của bản thân để có thể tận hưởng niềm đam mê với nghề.

Tham khảo: