Mục lục bài viết
Xem Nhanh
Nguyên nhân gây mụn bọc ở cằm là gì?
Mụn bọc ở cằm không phải là tình trạng hiếm gặp trên da. Mọi người, dù ở lứa tuổi hay giới tính nào cũng có nguy cơ mắc phải. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mụn mọc ở cằm. Trong đó phải kể tới một số nguyên nhân điểm hình như sau:
Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố có một mối quan hệ vô cùng mật thiết với làn da. Khi nội tiết tố bị mất cân bằng, làn da của chúng ta sẽ gặp rất nhiều vấn đề. Điển hình chính là việc nổi mụn bọc ở cằm.
Lứa tuổi dậy thì thường là lứa tuổi dễ bị mất cân bằng nội tiết tố nhất. Chủ yếu là do các nội tiết tố mới bắt đầu sản sinh và chưa đi vào hoạt động ổn định. Đối với chị em phụ nữ, rối loạn nội tiết tố còn xảy ra khi tới kỳ kinh nguyệt, lúc mang thai và cho con bú cũng như khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố còn xảy ra ở những người điều trị thuốc kháng sinh dài ngày. Những chị em sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên hay uống thuốc phá thai. Cũng như khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa như nạo hút thai hay đặt vòng tránh thai.
Lối sinh hoạt không điều độ
Việc sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến làn da. Dễ thấy nhất là da trở nên xỉn màu, nhăn nheo, kém sắc hơn. Nếu thường xuyên thức khuya, ngủ ít thì việc nổi mụn bọc ở cằm cũng là điều sẽ xảy ra.
Việc ngủ muộn sẽ làm gián đoạn tiến trình các cơ quan trong cơ thể và làn da phục hồi sau 1 ngày dài. Giống như chính chúng ta nếu không được nghỉ ngơi thì cũng sẽ mệt mỏi vào ngày hôm sau. Làn da cũng vậy. Da sẽ dần trở nên yếu đi, dễ bị tác động bởi các tác nhân có hại từ môi trường. Kết quả là dẫn tới mụn.
Ngoài ra, các thói quen ăn uống không khoa học. Ăn nhiều đồ dầu mỡ, gia vị cay nóng, chất béo, đường,… Hay sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… Cũng là những nguyên nhân khiến cho mụn bọc không chỉ nổi ở cằm mà thậm chí là toàn khuôn mặt.
Trang điểm quá dày
Một lớp dày, tỉ mỉ có thể giúp chị em nâng tầm nhan sắc của bản thân. Tuy nhiên, việc trang điểm quá dày cũng có thể gây ra tình trạng mụn. Đặc biệt là mụn bọc ở cằm, trán hay má.
Với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam, việc trang điểm quá dày trong một thời gian dài có thể khiến cho làn da “khó thở”. Không chỉ vậy, các dụng cụ trang điểm như mút hay cọ trang điểm là những nơi dễ bám vi khuẩn nhất. Nếu không vệ sinh kỹ càng thì khi tiếp xúc với những dụng cụ này, vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công và gây mụn trên da mặt.
Hơn nữa, không phải loại mỹ phẩm nào cũng hợp với làn da của bạn. Nếu lựa chọn sản phẩm không phù hợp thì da dễ bị kích ứng, dị ứng. Kéo theo đó là tình trạng da khô đi, mẩn ngứa, sưng đỏ, nổi mụn…
Không vệ sinh da sạch sẽ
Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra mụn bọc ở cằm. Hàng ngày, da mặt chúng ta phải tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường. Đặc biệt là trong bối cảnh ô nhiễm nặng như hiện nay. Lại thêm bã nhờn tiết ra. Cùng với đó là tầng tầng lớp lớp các sản phẩm dưỡng da, chống nắng và trang điểm. Nếu như không chú ý làm sạch kĩ càng, tất cả những thứ trên sẽ tích tụ dần trong lỗ chân lông gây bít tắc và sinh ra mụn.
Ngoài ra, nhiều bạn sợ không làm sạch kỹ nên ra sức chà sát mạnh khi tẩy trang và rửa mặt. Hoặc lạm dụng việc tẩy tế bào chết hay đắp mặt nạ làm sạch. Điều này chỉ khiến da bị tổn thương thêm và mất đi lớp màng lipid tự nhiên bảo vệ da. Da sẽ trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn tới mụn.
Căng thẳng, stress kéo dài
Xã hội càng phát triển thì nhịp sống càng nhanh và hối hả hơn. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần. Chúng ta dễ bị căng thẳng, stress hơn. Stress không chỉ khiến sức khoẻ của chúng ta kém đi trông thấy và biểu hiện rõ nhất chính là sự thay đổi ở làn da.
Da sẽ trở nên xỉn màu, kém sắc, dễ hình thành nếp nhăn, chảy xệ và nhanh lão hoá. Các dấu hiệu da thô ráp, sạm da, nám da cũng bắt đầu xuất hiện. Đặc biệt là da nổi nhiều mụn hơn, trong đó có mụn bọc ở cằm.
Stress không trực tiếp gây ra mụn. Nhưng khi bị stress, cơ thể sẽ sản sinh là hormone cortisol. Hormone này sẽ làm da yếu đi và bị mất nước. Kéo theo đó da tăng tiết dầu, tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây mụn.
Cách điều trị mụn bọc như thế nào cho an toàn?
Mụn bọc ở cằm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi bị mụn bọc, điều mà ai cũng muốn thực hiện là làm thế nào để loại bỏ chúng một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo.
Tránh tự tay nặn mụn
Cách đầu tiên đơn giản và an toàn nhất chính là tránh tự tay nặn mụn. Cách làm này có thể làm mụn lâu hết hơn. Nhưng bạn càng hạn chế tác động lên nốt mụn bao nhiêu thì mụn càng ít bị tổn thương bấy nhiêu. Từ đó hạn chế tối đa tình trạng sau khi hết mụn.
Chú ý giữ gìn vệ sinh da thật sạch sẽ để mụn không nặng thêm
Da đang bị mụn là da đang khá nhạy cảm. Bởi vậy bạn cần phải đặc biệt chú ý tới việc chăm sóc da nếu không muốn tình trạng này càng trở nên nặng hơn.
Với da mụn, nên lựa chọn các sản phẩm tẩy trang và rửa mặt dịu nhẹ với thành phần kháng khuẩn, giảm viêm. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm dạng hạt có thể gây xước da và làm vỡ các nốt mụn.
Chu trình dưỡng da cũng nên tối giản hơn để tránh gây bít tắc lỗ chân lông làm mụn thêm nặng. Cùng với đó là hạn chế trang điểm và bảo vệ da kĩ càng khi đi ra khỏi nhà.
Sử dụng các sản phẩm trị mụn chuyên dụng phù hợp
Để mụn bọc ở cằm sớm biết mất, bạn có thể bổ sung vào chu trình dưỡng da của bản thân một số các sản phẩm trị mụn. Các sản phẩm trị mụn sẽ giúp các nốt mụn bọc giảm sưng tấy, nhanh khô cồi và bong khỏi da. Đồng thời, đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn của chúng cũng sẽ giúp cho mụn không lây lan sang các vùng da khác.
Khi sử dụng các sản phẩm trị mụn, bạn cần phải đảm bảo da đã được làm sạch trước đó. Đối với các sản phẩm phụ thuộc vào độ pH như AHA hay BHA thì cần phải chú ý thứ tự sử dụng (pH thấp trước rồi tới pH cao sau). Sử dụng sau bước toner và trước bước serum/ kem dưỡng.
Với các bạn da nhạy cảm thì nên thử trước khi sử dụng. Bởi các hoạt chất trị mụn có thể gây kích ứng, dị ứng đối với một số làn da mẫn cảm. Và đừng quên chống nắng cẩn thận sau khi sử dụng các sản phẩm trị mụn nhé.
Tìm đến các phòng khám/ spa uy tín
Đối với các trường hợp mụn bọc ở cằm nặng và dai dẳng kéo dài không dứt thì tốt nhất là bạn nên tìm đến các phòng khám da liễu hoặc các spa uy tín. Tại những địa chỉ này, bạn sẽ được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ được tư vấn sử dụng thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc dạng uống. Cùng với đó là các buổi lấy trị liệu lấy nhân mụn để giúp mụn nhanh biến mất và làm sạch da tốt hơn.
Xem thêm:
6 sai lầm “chết người” khi trị mụn bọc ở cằm
Việc điều trị mụn bọc không phải quá khó khăn. Nhưng trong quá trình trị mụn, có rất nhiều sai lầm có thể mắc phải khiến cho tình trạng mụn càng trở nên tồi tệ hơn. Thậm chí là gây ra nhiều tổn thương nặng trên da. Dưới đây là 6 sai lầm điển hình mà nhiều người thường mắc phải:
Sai lầm 1: Nặn mụn sai cách
Việc có mụn trên da không chỉ gây đau đớn mà còn khiến chị em tự ti hơn về bản thân. Bởi vậy mà khi thấy mụn xuất hiện, nhiều người đã vội vã nặn mụn với mong muốn mụn biến mất càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, như đã đề cập tới trước đó, chúng ta không nên tự ý nặn mụn tại nhà. Việc nặn mụn sai cách sẽ chỉ khiến cho da bị tổn thương, mụn nhanh lây lan và dễ để lại sẹo rỗ. Hơn nữa, việc lấy nhân mụn không triệt để cũng sẽ khiến cho mụn tái phát nhiều lần theo chiều hướng tiêu cực hơn.
Chúng ta chỉ nên nặn mụn khi mụn bọc ít, mọc riêng lẻ và đã lên cồi. Đồng thời, chú ý vệ sinh da tay, da mặt cùng dụng cụ nặn mụn thật sạch sẽ trước, trong và sau quá trình nặn mụn để hạn chế tối đa tác động xấu lên da.
Sai lầm 2: Sử dụng nhiều sản phẩm trị mụn cùng lúc
Các thành phần hoạt tính trị mụn thường khá mạnh nên cho kết quả nhanh chóng. Nhưng nếu sử dụng cùng với nhau có thể gây ra nhiều phản ứng phụ trên làn da. Nhất là nếu sử dụng cùng lúc các sản phẩm có thành phần kị nhau. Điển hình là Benzoyl Peroxide và Retinol; BHA/AHA + Retinol.
Da sẽ trở nên khô hơn, bong tróc, nứt nẻ. Thậm chí là đỏ rát, sưng tấy, ngứa ngáy. Lúc này, da cũng sẽ mất đi lớp màng bảo vệ và dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân có hại từ môi trường. Từ đó tăng nguy cơ tái phát mụn trở lại.
Tốt nhất là bạn chỉ nên chọn lựa chọn 1 sản phẩm trị mụn chuyên biệt trong chu trình dưỡng da của mình. Nếu sử dụng từ hai sản phẩm trở lên thì nên sử dụng vào hai chu trình khác nhau. Ví dụ như tối nay sử dụng BHA thì tối mai sử dụng Retinols.
Sai lầm 3: Sử dụng các sản phẩm đặc trị sai liều lượng
Một lầm tưởng mà nhiều chị em hay mắc phải là thoa càng nhiều các sản phẩm đặc trị thì càng tốt. Thực tế, việc thoa quá nhiều có thể phản tác dụng. Trước tiên là da sẽ không thể nào thẩm thấu được hết lượng sản phẩm đó. Điều này khiến lỗ chân lông bị quá tải và khiến da mặt nổi thêm mụn. Thứ hai là các thành phần hoạt tính dùng quá liều lượng sẽ làm da bị kích ứng, nổi mẩn, ngứa rát… vô cùng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, nhiều bạn lại dè sẻn sợ kích ứng da mà thoa quá ít sản phẩm. Và tất nhiên là bạn sẽ chẳng thấy sự thay đổi gì trên làn da cả. Tốt nhất là vẫn nên làm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt được hiệu quả trị mụn tối ưu nhé.
Sai lầm 4: Không dưỡng ẩm cho da khi trị mụn
Đa số các trường hợp bị mụn bọc ở cằm đều có làn da dầu nhờn. Hoặc hỗn hợp thiên dầu. Bởi vậy, nhiều bạn cho rằng da đã đủ ẩm rồi, không cần phải cấp ẩm thêm nữa. Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Sở dĩ da tiết dầu nhiều hơn là da đang thiếu nước, thiếu ẩm. Nếu như không dưỡng ẩm cho da thì tình trạng này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra. Và chắc chắn là mụn cũng chẳng thế nào hết được.
Hơn nữa, trong quá trình trị mụn và sau trị mụn, da sẽ khá yếu. Các dưỡng chất từ kem dưỡng sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho da. Cũng như tạo môi trường cho các tế bào mới phát triển nhanh hơn, giúp da mau phục hồi và ít để lại sẹo thâm hơn.
Với da mụn, các sản phẩm dưỡng da mỏng nhẹ, thấm nhanh sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Vừa không gây bí da mà lại giúp nuôi dưỡng da khoẻ mạnh hơn mỗi ngày.
Sai lầm 5: Sử dụng các sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng
Các sản phẩm trị mụn không có nguồn gốc rõ ràng. Điển hình là các sản phẩm làm giả, nhái lại từ các thương hiệu lớn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới làn da. Nhẹ thì không thấy tác dụng gì trên da. Nặng hơn thì có thể gây kích ứng da khiến tình trạng mụn càng trở thêm trầm trọng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tránh sử dụng các sản phẩm kem trộn. Bởi chúng đều được làm thủ công, không đảm bảo an toàn, vệ sinh. Hơn nữa, chúng thường chứa một lượng lớn corticoid.
Corticoid bản chất không xấu bởi nó có khả năng chống viêm và điều trị các vấn đề về mụn vô cùng hiệu quả. Nhưng bạn chỉ nên sử dụng corticoid với liều lượng nhỏ và được bác sĩ kê đơn.
Còn với các sản phẩm kem trộn thì thường chứa corticoid với liều lượng cao. Mới ban đầu sử dụng có thể giúp da bạn đẹp lên nhanh chóng. Nhưng dần dần nó sẽ làm bào mòn da. Làm da trở nên sưng tấy, đỏ rát, ngứa ngáy và nổi lên nhiều mụn viêm nặng.
Sai lầm 6: Không đi khám bác sĩ da liễu khi tình trạng mụn nặng thêm
Có vô vàn lý do để các bạn không đi khám bác sĩ da liễu khi bị mụn. Nhưng điều này là không nên. Bởi bản thân chúng ta không được đào tạo và có kiến thức chuyên môn về các vấn đề da liễu. Việc tự chữa trị mụn tại nhà đôi khi chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Với các trường hợp mụn nhẹ, ít thì chúng ta có thể tự xử lý tại nhà. Bằng cách kết hợp giữa chăm sóc da và chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nhưng một khi mụn đã viêm nặng, lan rộng và tái phát nhiều lần thì bạn cần phải tìm đến các bác sĩ. Việc điều trị với các bác sĩ da liễu sẽ đem lại hiệu quả điều trị dứt điểm, nhanh chóng và an toàn hơn rất nhiều.
Xem thêm:
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về tình trạng mụn bọc ở cằm. Có thể thấy được, mụn bọc ở cằm là vấn đề xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể khắc phục và ngăn ngừa tình trạng này một cách hiệu quả, bạn nên xây dựng một chu trình dưỡng da phù hợp. Cùng với đó là thiết lập thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học. Hy vọng bạn sẽ sớm sở hữu một làn da mịn màng, sạch mụn nhé!
5 / 5 ( 1 bình chọn )