Mục lục bài viết
Xem Nhanh
1. Nghề chăm sóc sắc đẹp
1.1. Nghề chăm sóc sắc đẹp làm gì?
Chăm sóc sắc đẹp là nghề duy trì sắc đẹp bên ngoài bằng cách sử dụng các biện pháp và các công cụ, trang thiết bị thẩm mỹ hiện đại. Các ngành dịch vụ làm đẹp hiện nay có thể nói là vô cùng toàn diện: từ nghề Nail – Nối mi – Phun xăm – Thẩm mỹ – Spa. Tuy nhiên, nghề có lượng nhu cầu cao nhất vẫn là Spa.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết học nghề gì lương cao, nghề chăm sóc sắc đẹp là một lựa chọn tuyệt vời. Không yêu cầu bằng cấp 3 và Đại học, bạn vẫn có thể có được thu nhập 10 -20 triệu/ tháng bình thường.
1.2. Cơ hội việc làm của nghề chăm sóc sắc đẹp
Xã hội phát triển, chất lượng cuộc sống nâng cao. Nhu cầu làm đẹp, nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe càng được chú trọng. Chính vì vậy, ngành Spa đang có nhu cầu nhân lực cực kỳ lớn và chưa hề có dấu hiệu bão hòa trong nhiều năm trở lại đây.
1.3. Mức lương của nghề chăm sóc sắc đẹp
Một kỹ thuật viên spa được đào tạo bài bản sau khi ra nghề hoàn toàn có thể tìm được một công việc như ý với mức lương đáng mơ ước. Trung bình nghề chăm sóc sắc đẹp có thu nhập từ 10 – 20 triệu/tháng.
1.4. Yêu cầu đối với một kỹ thuật viên chăm sóc sắc đẹp
Để có thể trở thành một chuyên viên Spa chuyên nghiệp và có cơ hội làm việc tại các Spa/ Thẩm mỹ viện lớn. Không có cách nào khác ngoài việc rèn luyện để có tay nghề cao, kiến thức tốt. Đặc biệt trong nghề Spa hiện đại, kỹ thuật viên cần phải biết sử dụng thành thạo các máy móc công nghệ của ngành.
Xem thêm:
2. Nghề trang điểm
2.1. Cơ hội việc làm của nghề trang điểm
Trang điểm là cách thức làm đẹp tức thời và có thể “biến hóa” đa dạng với nhiều loại hình phong cách. Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang và giải trí, trang điểm dần trở thành một nghề có chỗ đứng vô cùng vững chắc và thu nhập cao.
Tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp,… nghề trang điểm hay còn được gọi là makeup-artist (nghệ nhân trang điểm) rất được coi trọng. Tại Việt Nam, nghề make-up chủ yếu phát triển và có mức lương cao ở các thành phố lớn.
Theo nghề trang điểm, bạn có thể làm những công việc như: Trang điểm cho người nổi tiếng (chuyên gia trang điểm – makeup artist; Trang điểm cho các show diễn thời trang, sự kiện của thương hiệu (chuyên viên trang điểm); Trang điểm cô dâu tự do, makeup đi tiệc, sinh nhật, kỷ yếu; Chuyên viên trang điểm tại các salon và spa; Chuyên viên trang điểm sân khấu kịch, điện ảnh; Chuyên viên trang điểm tại các studio áo cưới; Dạy trang điểm cá nhân,…
Một chỉ từ 3 – 4 tháng, thậm chí ngắn hơn. Mức học phí dao động trong khoảng 10 – 20 triệu đồng/ khóa. Với một nghề có thể “sống khỏe” sau khi tốt nghiệp, đây vẫn còn là một con số khá khiêm tốn.
2.2. Mức lương của nghề trang điểm
Tại Mỹ, một chuyên gia trang điểm tự do cũng đã có được mức thu nhập “rủng rỉnh” từ 35 nghìn – 45 nghìn USD/ năm. Với những chuyên gia trang điểm nổi tiếng, họ thậm chí được săn đón và phải đặt lịch trước. Mỗi năm con số họ kiếm được có thể đạt tới 75 nghìn USD.
Ở Việt Nam, nhìn chung nghề trang điểm vẫn có mức thu nhập rất hấp dẫn. Tùy vào tay nghề cũng như khả năng tiếp cận và duy trì khách hàng, một chuyên viên trang điểm có thể có mức lương từ 30 – 60 triệu đồng là bình thường. Tiền công trang điểm khi mới vào nghề đã là 200 – 500 nghìn đồng/ mặt. Khi tay nghề cao, mức tiền công này có thể lên tới 1 triệu – 1 ,5 triệu đồng.
2.3. Yêu cầu đối với nghề trang điểm
- Có đam mê với công việc làm đẹp
- Sáng tạo
- Có khả năng áp dụng con mắt nghệ thuật với từng người, từng khuôn mặt khác nhau
- Có khả năng nhận diện được những ưu điểm để thuyết phục và trấn an khách hàng
- Liên tục rèn luyện, nâng cao tay nghề và cập nhật xu hướng mới
3. Nghề nấu ăn
3.1. Cơ hội việc làm khi học nghề nấu ăn
Thời gian học ngắn, tỉ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp cao và khả năng làm giàu nhanh chóng, bền vững. Học nghề gì lương cao? Nghề nấu ăn đang là xu hướng lựa chọn của rất nhiều người hiện nay.
3.2. Mức lương của nghề nấu ăn
- Một đầu bếp mới ra trường, chưa có kinh nghiệm mức lương đã khoảng 4 – 6 triệu đồng/ tháng.
- Một Bếp trưởng giỏi thu nhập hàng tháng rất cao, có thể lên tới 30 – 40 triệu đồng.
- Đối với những đầu bếp có tay nghề và tên tuổi trong làng ẩm thực, thu nhập còn đến từ những công việc khác như giảng viên dạy nấu ăn, food stylist hay chuyên gia ẩm thực cho nhà hàng, khách sạn 5 sao,…
Chưa kể các khoản tiền tip, tiền hoa hồng, doanh thu, thưởng, trợ cấp…
- Ngành ẩm thực, du lịch phát triển mạnh mẽ. Đây chính là cơ hội cho những ai đam mê ẩm thực và dũng cảm đầu tư. Mô hình kinh doanh quán ăn, nhà hàng có thể đem về hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/ tháng.
3.3. Yêu cầu đối với người làm nghề nấu ăn
- Có kiến thức về ẩm thực và hiểu biết cơ bản về sức khỏe
- Có kỹ năng nấu nướng tốt
- Biết tính toán, lựa chọn thực phẩm
- Sử dụng thành thạo công cụ và nguyên liệu nấu ăn
- Sáng tạo
4. Nghề làm đẹp cho thú cưng
4.1. Cơ hội việc làm của nghề làm đẹp cho thú cưng
Học nghề gì lương cao? Làm đẹp cho thú cưng chắc chắn là câu trả lời bạn khó có thể nghĩ đến. Nhưng nếu tìm hiểu thì mức thu nhập của nghề này có thể khiến bạn giật mình đấy.
Ngày nay, hầu như ai cũng nuôi trong nhà một loại thú cưng để bầu bạn, thậm chí coi chúng như thành viên trong gia đình. Nắm bắt cơ hội đó, nghề làm đẹp cho thú cưng ra đời và ngày càng phát triển. Được coi như là mộ nghề “hái ra tiền” cho nhiều người.
4.2. Mức lương của nghề làm đẹp cho thú cưng
Tùy vào khả năng kinh doanh và dịch vụ bạn cung cấp, thu nhập của nghề chăm sóc thú cưng có thể từ 10–30 triệu đồng/ tháng.
- Chải chuốt, làm đẹp cho thú cưng: Bạn hoàn toàn có thể tạo ra thu nhập bằng việc nhận tắm rửa, tỉa lông, cắt móng, nhuộm lông,… cho chúng. Theo một thống kê, tại Hà Nội, các dịch vụ làm đẹp cho thú cưng có giá trung bình là 15 – 20 nghìn đồng với những dịch vụ cắt tỉa lông và móng, giá nhuộm lông dao động từ 400 – 500 nghìn đồng.
- Bán phụ kiện, áo cho thú cưng: Những sản phẩm như chén, tô ăn cơm, áo, giày, vòng cổ, dây xích cổ, xà bông tắm, gối nệm… dành cho thú cưng với mẫu mã đẹp và đa dạng. Luôn cực kỳ hấp dẫn với những người yêu động vật.
4.3. Yêu cầu khi làm nghề chăm sóc thú cưng
- Yêu thương động vật
- Có hiểu biết về chăm sóc sức khỏe động vật
- Có kỹ năng và kinh nghiệm khi “làm đẹp” cho thú cưng
5. Nghề huấn luận viên thể hình
5.1. Cơ hội việc làm của nghề huấn luyện viên thể hình
Không thể phủ nhận rằng một trong ba mối quan tâm hàng đầu của con người là sức khỏe. Chính vì lẽ đó mà ngày càng nhiều những trung tâm thể dục thể hình xuất hiện.
Tại Việt Nam, ngành công nghiệp thể hình được dự báo tăng trưởng bình quân 20% mỗi năm, đạt 113 triệu USD năm 2021 (theo Statistics).
Điều này dẫn đến nhu cầu về nguồn nhân lực nhiều. Nghề huấn luyện viên trở thành một nghề hot với mức thu nhập lý tưởng.
5.2. Mức lương của nghề huấn luyện viên thể hình
Mức lương cứng của nghề huấn luyện viên có thể chỉ từ 3 -5 triệu đồng/ tháng. Tuy nhiên, con số này cũng có thể lên đến vài ngàn USD. Mức lương cụ thể thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố và tùy nơi làm việc, thường được tính theo giờ. Vì vậy, mức thu nhập cụ thể mỗi tháng còn phụ thuộc vào cường độ làm việc của từng người. Tuy nhiên, mức lương thường trong khoảng sau:
– HLV Aerobic: từ 100 – 150 nghìn đồng/ giờ.
– HLV Zumba, Yoga: 250 – 300 nghìn đồng/ giờ.
– HLV Thể hình (PT) – là người hướng dẫn các bài tập và chế độ dinh dưỡng, đồng thời theo sát quá trình tập luyện của người tập. Hầu như thu nhập chính của họ đến từ các khách hàng có nhu cầu thuê HLV riêng để có điều kiện tập luyện tốt hơn cũng như những chế độ dành riêng cho bản thân. Thường giá thuê HLV riêng là khoảng 600 nghìn đồng/ giờ. Đây là nghề có mức độ cạnh tranh rất cao
5.3. Yêu cầu với một huấn luyện viên thể hình
- Cần phải có ý thức chăm sóc và thường xuyên rèn luyện
- Có một thân hình cân đối
- Có khả năng truyền đạt và hướng dẫn
- Có bằng cấp đào tạo hoặc kinh nghiệm tập luyện lâu năm
- Biết đặt mục tiêu phát triển lâu dài
6. Nghề thiết kế đồ họa
6.1. Cơ hội việc làm của nghề thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ hoạ là sự kết hợp giữa nghệ thuật và công nghệ. Từ đó truyền đạt ý tưởng thông qua hình ảnh nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh hoặc tuyên truyền các hoạt động xã hội.
Học nghề gì lương cao? Hãy học nghề thiết kế đồ họa để bắt kịp xu hướng.
6.2. Mức lương của nghề thiết kế đồ họa
- Mức lương của một chuyên viên thiết kế đồ họa chuyên nghiệp khá cao. Khởi điểm từ 6 triệu đến 15 triệu đồng. Miễn là bạn có thực lực, không quan trọng bạn có kinh nghiệm hay không.
- Tại Mỹ, thiết kế đồ họa đứng thứ 22 trong số 50 ngành nghề đang có thu nhập tốt nhất với mức lương trung bình là gần 1 tỷ đồng).
- Theo khảo sát của Vietdesigner – Diễn đàn designer lớn nhất Việt Nam, mức lương đối với người có kinh nghiệm từ 4 đến 5 năm là 18 – 45 triệu đồng/tháng.
6.3. Yêu cầu đối với nghề thiết kế đồ họa
- Sáng tạo
- Có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm và công cụ thiết kế đồ họa
- Có ý thức và trách nhiệm với công việc
- Chịu được áp lực
7. Nghề kỹ sư phần mềm
7.1. Nghề kỹ sư phần mềm làm gì?
Ngoài khả năng lập trình như một lập trình viên, một kỹ sư phần mềm còn cần biết vận hành, nghiên cứu, phát triển, thiết kế phần mềm và hệ thống sử dụng phần mềm.
7.2. Cơ hội việc làm của nghề kỹ sư phần mềm
Học nghề gì lương cao? Học kỹ thuật phần mềm thì sao? Trong thời kỹ công nghệ thông tin phát triển như hiện nay. Những nghề liên quan đến kỹ thuật máy tính chính là “mỏ vàng” đang chờ nhân tài đến khai thác.
- Theo hãng tin CNBC đánh giá: “Chỉ cần máy tính là tâm điểm trong đời sống công việc và sinh hoạt của mọi người thì đất dụng võ của Kỹ sư phần mềm vẫn còn, bất chấp tình hình kinh tế”.
- Kỹ sư phần mềm có cơ hội làm việc cho các hãng lớn như Juniper Networks, Linkedin,… Các “ông lớn” công nghệ như Yahoo, Google, Twitter, Apple cũng sẵn sàng chi trả mức lương “khủng” cùng nhiều đãi ngộ hấp dẫn nhằm giữ chân nhân viên.
7.3. Mức lương của nghề kỹ sư phần mềm
- Tại Việt Nam, mức lương mà các kỹ sư phần mềm nhận được là từ 1000 – 1500 USD/tháng.
- Ở vị trí giám sát, mức lương từ 3000 – 4000 USD/tháng.
- Những kỹ sư viết chương trình phần mềm đơn giản có thu nhập khoảng 800 – 900 USD/ tháng hoặc cao hơn là 1200 USD/ tháng.
7.4. Yêu cầu đối với một kỹ sư phần mềm
- Đối với nghề kỹ sư phần mềm, người học cần phải trang bị những kiến thức cơ sở và chuyên ngành như: phân tích, thiết kế, lập trình, kiểm thử, quản lý các dự án phần mềm,…
- Phải có trình độ ngoại ngữ vững vàng. Như vậy mới có thể đọc các tài liệu tham khảo cũng như cọ xát với môi trường học thuật và làm việc quốc tế. Từ đó nâng cao thu nhập.
8. Nghề kiến trúc sư
8.1. Cơ hội việc làm của nghề kiến trúc sư
Nhu cầu của ngành kiến trúc ngày một tăng, trong khi nhân tài thì đang cực “hiếm”. Theo nghiên cứu từ Forbes, trong khoản 5 -10 năm nữa, đây vẫn là một trong những ngành nghề “hot”.
8.2. Mức lương của nghề kiến trúc sư
Trong một dự án xây dựng, số tiền nhà đầu tư trả cho kiến trúc sư trong vô cùng cao. Kiến trúc sư trình độ càng cao, con số này càng “khủng”. Nhiều người chỉ với một công trình đã có thể thảnh thơi nghỉ xả hơi cả năm.
- Với những kiến trúc sư mới ra trường: mức lương từ 8 – 10 triệu đồng. Công việc đảm nhận: vẽ 3D, phối cảnh, concept hoặc triển khai cấu tạo.
- Với những kiến trúc sư đã có trên 5 năm kinh nghiệm: mức lương dao động lên đến 30 – 45 triệu đồng. Với kinh nghiệm làm việc như vậy sẽ được đảm nhiệm các vị trí cao như: Kiến trúc sư chủ trì, Design Manager.
- Ngoài lương “cứng” từ dự án, kiến trúc sư còn được “hưởng” thêm những trợ cấp đặc biệt như phí tư vấn, phí môi giới, phí quản lý,…
Một điểm đặc biệt khiến mức lương của nghề này rất cao. Đó là kiến trúc sư có toàn quyền thoả thuận với khách hàng của mình về kinh phí và nội dung công việc.
8.3. Yêu cầu đối với nghề Kiến trúc sư
- Yêu thích công việc thiết kế
- Có trách nhiệm với công việc
- Kiến trúc sư phải dung hòa được giữa thẩm mỹ và tính logic tạo ra những thiết kế công trình có tỉ lệ vàng hoàn hảo.
9. Nghề marketing
9.1. Nghề marketing làm gì?
Marketing là việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, phát hiện ra các cơ hội kinh doanh và khai thác chúng một cách có hiệu quả. Cụ thể, marketing có nhiệm vụ: Nghiên cứu thị trường, Phân khúc thị trường, Định vị thương hiệu, Phân tích độ cạnh tranh, Lên chiến lược tiếp thị & các chính sách ưu đãi, Hoạch định ngân sách marketing, Đo lường hiệu quả chiến dịch,…
9.2. Mức lương của nghề marketing
Mức lương sẽ khác nhau tuỳ từng cấp độ:
- Nhân viên: Phụ thuộc vào số năm kinh nghiệm. Sinh viên mới ra trường là 5 triệu đồng, sau đó tăng dần lên 7 triệu đồng. Sau từ 2 – 5 năm, mức lương của nhân viên marketing sẽ khoảng 10 – 15 triệu đồng tuỳ từng doanh nghiệp.
- Trưởng phòng: 10 – 20 triệu/ tháng. Tùy đặc thù công việc, mức lương này có thể lên đến 30 triệu đồng.
- Giám đốc: Mức lương phụ thuộc vào kết quả hoạt động của phòng marketing. Thường từ 20 – 30 triệu/ tháng.
9.3. Những phẩm chất của người làm marketing
- Tự tin, lạc quan
- Thích sự phiêu lưu, mạo hiểm
- Năng động, sáng tạo
- Quyết đoán
- Có khả năng tự học và tự phát triển bản thân
- Luôn đặt mục tiêu cho công việc
- Có tính kỷ luật, tự giác
- Những kỹ năng cần có: Kỹ năng quản lý; Kỹ năng lắng nghe hiệu quả; Kỹ năng thuyết phục; Kỹ năng xử lý thông tin hiệu quả.
10. Nghề phiên dịch
10.1. Cơ hội việc làm của nghề phiên dịch
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập Quốc tế được đẩy mạnh. Việc giao lưu về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, du lịch,… vừa là cơ hội vừa là thách thức. Nghề phiên dịch viên ra đời như một sự giải quyết tức khắc cho những rào cản về ngôn ngữ giữa các quốc gia.
Ở Việt Nam hiện nay, trình độ ngoại ngữ của người dân vẫn đang ở mức trung bình thấp. Vì vậy, cơ hội việc làm cho nghề phiên dịch cực kỳ lớn.
Vẫn thường được nhắc đến như một nghề có thu nhập tính bằng đô là Mỹ, nghề phiên dịch chính là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi: Học nghề gì lương cao?
10.2. Mức lương của nghề phiên dịch
Tại thị trường Việt Nam, thu nhập của PDV cao hay thấp phụ thuộc vào: Ngôn ngữ dịch, Nội dung dịch, Loại hình dịch, Sự kiện dịch, Cấp độ/ thương hiệu của PDV.
- Giá phiên dịch dao động ở mức từ 10 – 30$/ giờ và 40-65$/ ngày. Nếu tính thời gian làm việc là 6 giờ/ ngày và 5 ngày/ tuần, thu nhập của một phiên dịch viên có thể lên đến 1200 – 1500$/ tháng (tương đương khoảng 28-35 triệu VNĐ).
- Đặc biệt, ở các buổi dịch hội thảo, hội nghị hay họp báo quốc tế, thù lao sẽ cao hơn. Khoảng hơn 100$/ giờ và từ 250 – 400$/ ngày.
- Với những PDV giỏi, nếu quản lý tốt quỹ thời gian, họ thậm chí có thể nhận dịch thêm các hợp đồng phiên dịch bên ngoài và có được nguồn thu nhập đáng kể.
Nhìn chung, phiên dịch là một nghề có mức thu nhập thuộc Top trên đáng mơ ước. Dù là phiên dịch viên (PDV) nội bộ hay phiên dịch viên tự do.
10.2. Yêu cầu đối với nghề phiên dịch
- Có khả năng ngoại ngữ cực tốt
- Có khả năng ghi nhớ tốt
- Có khả năng giao tiếp tốt
- Có khả năng quản lý thời gian tốt.
11. Nghề xây dựng
11.1. Nghề xây dựng làm gì?
Xây dựng là ngành chuyên về lĩnh vực tư vấn, thiết kế, tổ chức thi công, quản lý giám sát và nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng, công trình công nghiệp phục vụ đời sống con người.
11.2. Cơ hội việc làm của nghề xây dựng
Một nước muốn phát triển phải có được cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng hiện đại, đầy đủ. Vì vậy có thể nói xây dựng là yếu tố căn bản phản ánh trình độ khoa học và kinh tế của một quốc gia.
11.3. Mức lương của nghề xây dựng
- Với kỹ sư xây dựng mới bắt đầu làm quen với các công trình: mức lương dao động từ 5-7 triệu đồng/ tháng.
- Với ứng viên có chuyên môn cao, vốn ngoại ngữ tốt: Nên đăng ký vào các công ty nước ngoài. Tại đây, thu nhập sẽ phụ thuộc vào năng lực. Mức lương được chi trả có thể tới 700-800 USD/tháng.
- Với kỹ sư xây dựng đã có kinh nghiệm từ 3-5 năm: Lương nhận được từ 9 – 12 triệu đồng/ tháng.
- Với kỹ sư xây dựng có chuyên môn cao, kinh nghiệm quản lý trên 5 năm: Ngoài mức lương cứng trên 15 triệu đồng/ tháng, còn có các khoản “hoa hồng” của nhà cung cấp vật tư, nhà thầu,…
- Trong trường hợp bạn có khả năng tự mình mở công ty riêng: Con số thu nhập có thể tính đến hàng trăm, hàng tỉ đồng. Mức thu nhập tùy thuộc hoàn toàn vào các dự dán đấu thầu, các công trình nhà phố, biệt thự,…
12.3. Yêu cầu đối với nghề xây dựng
- Có kiến thức và kinh nghiệm làm việc trong nghành xây dựng
- Có khả năng quản lý và điều hành
- Có khả năng chịu được áp lực và vất vả
12. Nghề công nghệ sinh học
12.1. Nghề công nghệ sinh học làm gì?
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật.
Không chỉ có cơ hội việc làm đa dạng, ngành còn có mức lương khá “hấp dẫn” so với các chuyên ngành cùng khối ngành.
12.2. Mức lương của nghề công nghệ sinh học
Mức lương của ngành tùy thuộc vào vị trí, địa điểm làm việc và năng lực chuyên môn, dao động trong khoảng 6 – 20 triệu đồng/ tháng.
12.3. Tố chất để theo nghề công nghệ sinh học
- Đam mê với khoa học và công nghệ
- Chăm chỉ, cẩn thận và và có khả năng tư suy logic
- Có trình độ ngoại ngữ và kỹ năng tin học
- Giỏi các môn tự nhiên, đặc biệt là Sinh học
- Ham học hỏi và có khả năng tự tìm hiểu
- Chịu được áp lực công việc.
13. Nghề truyền thông
13.1. Cơ hội việc làm của nghề truyền thông
Chỉ mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 20 năm trở lại đây nhưng nhóm ngành truyền thông đã phát triển với một tốc độ đáng nể. Nguyên nhân là do nhu cầu quảng bá và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp tăng lên không ngừng. Với đặc trưng nghề nghiệp yêu cầu sự sáng tạo, mới lạ. Ngành này đang thu hút rất đông đảo nhân lực tìm đến.
13.2. Mức lương của nghề truyền thông
Theo thống kê, lương trung bình của 1 người làm trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện là 400 USD/ tháng. Nhưng trên thực tế, con số này có thể nhiều hơn.
13.3. Phẩm chất cần có của người làm truyền thông
- Kỹ năng nghiên cứu, hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch truyền thông
- Kỹ năng quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp các hoạt động truyền thông
- Kỹ năng tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch, dịch vụ và sản phẩm truyền thông
- Kỹ năng phân tích, đánh giá, thẩm định các chương trình, hoạt động, dịch vụ sản phẩm truyền thông
- Khả năng giao tiếp, đàm phán và xây dựng quan hệ tốt.
14. Nghề an toàn thông tin
14.1. Làm an toàn thông tin là làm gì?
Một số công việc khi làm nghề an toàn thông tin:
- An toàn sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm làm ra an toàn cho người dùng và hệ thống của công ty
- An toàn vận hành: Đảm bảo sự an toàn cho toàn bộ hệ thống thông tin của doanh nghiệp
- Phát triển công cụ: Phát triển và cung cấp các công cụ, dịch vụ và thư viện phần mềm có liên quan đến an toàn thông tin.
- Tìm diệt mã độc và các nguy cơ khác (các tấn công có chủ đích vào doanh nghiệp).
14.2. Mức lương của nghề an toàn thông tin
Nếu kỹ năng chuyên môn tốt, nghề an toàn thông tin hoàn toàn có thể có thu nhập từ 1500 USD/ tháng – 3000 USD/ tháng.
Thậm chí một sinh viên mới ra trường nhưng năng lực tốt vẫn có được mức lương 1500 USD/ tháng dễ dàng.
14.3. Yêu cầu đối với người làm an toàn thông tin
- Có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
- Có trách nhiệm với công việc
- Có khả năng bảo mật thông tin tốt
- Có thể chịu được áp lực công việc
15. Nghề kỹ thuật điện tử – viễn thông
15.1. Nghề kỹ thuật điện tử – viễn thông làm gì?
Công việc của kỹ sư điện tử – viễn thông là sử dụng, điều khiển các công nghệ và thiết bị tiên tiến. Từ đó phục vụ các mục đích tìm kiếm và truy suất thông tin theo nhu cầu của con người.
15.2. Cơ hội việc làm của nghề kỹ thuật điện tử – viễn thông
Những năm gần đây, ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ và luôn có nhu cầu nhân lực lớn.
Học Kỹ thuật điện tử – viễn thông, bạn có thể làm việc trong các công ty chuyên về lĩnh vực điện tử truyền thông hoặc trong bất cứ vị trí nào có liên quan.
15.3. Mức lương của nghề kỹ thuật điện tử – viễn thông
Mức lương hiện nay của các kỹ sư điện tử viễn thông dao động trong khoảng từ 7 – 15 triệu đồng/ tháng và có thể lên đến khoảng 45 triệu đồng. Mức lương này tùy thuộc vào tính chất công việc, quy mô doanh nghiệp cũng như năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc.
15.4. Yêu cầu khi làm nghề kỹ thuật điện tử – viễn thông
- Kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tốt
- Có niềm yêu thích với nghề kỹ thuật
- Có khả năng xử lý tình huống
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi học nghề gì lương cao và có được lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với mức lương ưng ý cho riêng mình. chúc bạn thành công!
5 / 5 ( 2 bình chọn )