sự kiện

Các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khoẻ

Móng tay không chỉ là một phần trang trí cho đôi bàn tay của bạn mà còn là một “cánh cửa sổ” phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể. Những thay đổi bất thường về màu sắc, hình dạng, kết cấu của móng tay có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khỏe và cách phòng ngừa trong bài viết sau đây.

Khi cơ thể khỏe mạnh, móng tay sẽ có màu hồng nhạt, phần bán nguyệt gần gốc móng tay có màu trắng, bề mặt mịn màng, không có gờ rãnh hay sự thay đổi màu sắc. Nhưng khi có bất cứ biểu hiện bất thường nào về màu sắc, hình dạng, kết cấu, độ dày,… thì có thể sức khỏe bạn đang có vấn đề và cần kiểm tra lại ngay. Đôi khi những rắc rối mà các bạn gặp chỉ là nhiễm nấm hoặc chấn thương, nhưng cũng có khi tiềm ẩn những vấn đề nghiêm trọng hơn như: vấn đề ở gan, tim và phổi,…

Các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khoẻ

Biểu hiện bệnh tật qua màu sắc móng tay

Móng tay màu vàng: Cảnh báo tình trạng sử dụng sơn móng tay trong thời gian dài hay bệnh nấm móng, bệnh vẩy nến, vàng da do viêm gan, nhiễm trùng xoang, vấn đề với tuyến giáp, nhiễm trùng phổi và phù bạch huyết.
Móng tay màu xanh – đen: Nhiễm vi khuẩn.

Liên quan:   Chăm sóc bé cần trang bị những đồ dùng gì?

Các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khoẻ

Móng tay hơi xanh hoặc tím: Cơ thể đang thiếu oxy.

Móng tay màu xám: Phản ứng của cơ thể với một số loại thuốc.

Móng tay nâu: Bệnh về tuyến giáp hoặc suy dinh dưỡng.

Móng tay nửa trắng ở dưới và nửa nâu ở trên: Suy thận, suy giảm miễn dịch hoặc xuất hiện sau khi hóa trị.

Móng tay màu trắng: Sự lão hóa, bệnh nấm móng hoặc thiếu sắt (thiếu máu), cũng như cảnh báo một số bệnh: Xơ gan, thận hoặc suy tim, tiểu đường, cường giáp, suy dinh dưỡng hoặc sau khi hóa trị.

Móng tay có sọc đen dọc

Một hình bán nguyệt bình thường sẽ có hình lưỡi liềm, màu trắng ngà và cao khoảng 1/5 độ dài của móng tay. Nếu kích thước của nó lớn hơn bình thường thì có thể bạn đang gặp vấn đề với gan.

Dấu hiệu ở móng tay, chân cảnh báo ung thư

Móng tay có sọc trắng ngang

Nếu trên móng tay xuất hiện những đường sọc trắng ngang có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu kẽm hoặc protein. Ngoài ra, đó cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn như các bệnh về thận hay gan.

Các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khoẻ

Móng tay có nhiều sọc dọc

Móng tay có nhiều sọc dọc và càng ngày càng trở nên khô ráp hơn thì đó có thể là dấu hiệu của tuổi tác. Sọc dọc trên móng cũng như nếp nhăn trên da, sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bạn lớn tuổi, đặc biệt là khi bước qua tuổi 50.

Liên quan:   Tổng hợp cách chăm sóc sức khoẻ cho người lớn tuổi

Các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khoẻ

Móng tay dạng bong tróc

Đây là triệu chứng thường thấy nếu bạn mắc bệnh vẩy nến. Bệnh sẽ gây ngứa, khô da, xuất hiện vẩy óng ánh bạc trắng hơi nhô lên bề mặt da với rìa đỏ hay hồng. Bệnh có thể nhẹ, xuất hiện rồi tự hết nhưng cũng có thể diễn tiến nghiêm trọng.

Các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khoẻ

Móng tay có vết rỗ hay lõm

Có thể bạn đang bị bệnh vẩy nến, eczema, viêm khớp phản ứng và rụng tóc từng vùng (rụng tóc do bệnh tự miễn dịch) nếu móng tay xuất hiện những triệu chứng này.

Các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khoẻ

Các cách chăm sóc móng tay hiệu quả

Cắt tỉa thường xuyên:

Cắt móng tay thẳng để tránh móng mọc vào da.

Sử dụng dụng cụ cắt móng sạch sẽ và sắc bén.

Không cắn móng tay.

Giữ móng tay sạch sẽ:

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Lau khô móng tay sau khi rửa.

Vệ sinh dưới móng bằng bàn chải mềm.

Các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khoẻ

Dưỡng ẩm:

Sử dụng kem dưỡng da tay và móng hàng ngày.

Thoa kem dưỡng ẩm sau khi rửa tay hoặc làm việc nhà.

Bảo vệ móng tay:

Đeo găng tay khi làm việc nhà hoặc tiếp xúc với hóa chất.

Tránh cắn móng tay hoặc gặm da quanh móng.

Chế độ ăn uống cân bằng:

Bổ sung đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây và các loại hạt.

Uống đủ nước:

Nước giúp giữ ẩm cho cơ thể và móng tay.

Liên quan:   Giữ da khoẻ nhờ chăm sóc da mặt với kem dưỡng La Roche-Posay

Tránh sử dụng sơn móng tay thường xuyên:

Sơn móng tay có thể làm móng yếu và dễ gãy.

Nếu sử dụng sơn móng tay, nên chọn loại không chứa các chất hóa học độc hại.

Các dấu hiệu móng tay cần lưu ý

Móng tay vàng: Có thể do nhiễm nấm, bệnh tiểu đường hoặc bệnh phổi.

Móng tay trắng: Có thể do thiếu máu hoặc bệnh gan.

Móng tay xanh: Có thể do vấn đề về tuần hoàn máu.

Móng tay giòn: Có thể do thiếu vitamin hoặc bệnh tuyến giáp.

Móng tay sọc: Có thể do thiếu protein hoặc bệnh thận.

Các dấu hiệu của móng tay cảnh báo sức khoẻ

Khi nào cần đến bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về màu sắc, hình dạng hoặc kết cấu của móng tay, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Những nguyên nhân khiến bạn nên đi khám bác sĩ:

Nhiễm nấm: Nấm móng tay có thể gây ra các triệu chứng như móng dày lên, đổi màu, bong tróc.

Bệnh vẩy nến: Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến móng tay, gây ra các triệu chứng như lõm móng, bong tróc.

Bệnh lý nội tạng: Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận có thể biểu hiện qua những thay đổi ở móng tay.

Thiếu chất: Thiếu sắt, kẽm hoặc các vitamin khác cũng có thể gây ra các vấn đề về móng tay.

Tóm lại